TCTC ky 1 thang 10-2016 - page 10

12
THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HÓA, THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP
của “siêu ủy ban” này, trong đó tập trung vào khâu
giám sát DNNN.
Thứ hai,
liên quan đến động lực làm việc của các
lãnh đạo DNNN. Đây là vấn đề luôn tồn tại đối với
sở hữu tập thể, cho dù đó là các công ty cổ phần
trên sàn chứng khoán. Các lãnh đạo DN có thể vì
lợi ích riêng mà làm tổn hại đến lợi ích chung. Điểm
mấu chốt để giải quyết vấn đề này là: (i) Phải có các
tiêu chí để xác định hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp và (ii) Phải có cơ chế ràng buộc quyền lợi và
trách nhiệm (thưởng/phạt) của các lãnh đạo DNNN
với các tiêu chí về hiệu quả nói trên.
Tuy nhiên, kinh nghiệm của các nước cho thấy,
vấn đề thứ hai rất khó có thể được giải quyết triệt
để khi sở hữu nhà nước vẫn giữ vai trò chi phối tại
các DN. Một mặt, việc đặt ra các tiêu chí để giám sát
không hề đơn giản. Chẳng hạn, có thể đưa ra tiêu
chí lợi nhuận so với vốn chủ sở hữu là bao nhiêu đó,
chẳng hạn 10%/năm, thì cũng rất khó áp đặt, vì việc
kinh doanh phụ thuộc nhiều vào bối cảnh. Ví dụ,
nếu giá nguyên liệu cao thì các DN khai khoáng có
thể lãi rất lớn, nhưng khi giá thấp thấp như hiện nay
thì có quản lý tốt đến mấy cũng khó có thể đạt mức
lợi nhuận như mong muốn. Đó là chưa kể, một DN
khi đầu tư để phát triển cũng có rủi ro thành công/
thất bại, các năm đầu có thể bị lỗ rồi những năm sau
mới lãi… Vì công việc kinh doanh biến thiên nên
việc đưa ra và áp đặt định mức cứng nhắc gặp rất
nhiều thách thức. Tuy nhiên, nếu áp đặt một định
mức thấp, hoặc không có định mức thì lại không thể
giám sát. Mặt khác, việc gắn lợi ích của người quản
lý với kết quả kinh doanh cũng không đễ thực hiện,
bởi Nhà nước khó có thể “mạnh tay” thưởng/phạt
các lãnh đạo DNNN như trong cơ chế thị trường.
Với những lý do trên, việc lập “siêu ủy ban” có
lẽ chỉ nên được coi là bước trung gian nhằm đẩy
mạnh tái cơ cấu các DNNN. Về lâu dài, giải pháp
căn cơ vẫn phải là đẩy mạnh cổ phần hóa. Để đạt
được mục tiêu cuối cùng là chuyển sang kinh tế thị
trường, Đảng và Nhà nước cần thay đổi quan niệm,
tư duy về vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế
thị trường, theo đó Nhà nước không trực tiếp tham
gia sản xuất mà kiến tạo các thể chế đảm bảo môi
trường kinh doanh công khai, minh bạch, cạnh
tranh, bình đẳng, từ đó thúc đẩy khu vực tư nhân
phát triển.
Tài liệu tham khảo:
1. Động thái và thực trạng kinh tế xã hội 5 năm 2011 - 2015, Tổng cục Thống kê;
2. Niên giám thống kê 2015, Tổng cục Thống kê;
3. Hiệu quả của các doanh nghiệp trong nước giai đoạn 2005 - 2014, Tổng
cục Thống kê.
Vượt qua những thách thức
Mặc dù việc đẩy mạnh cổ phần hóa các DNNN
gặp nhiều thách thức, song cũng cần phải khẳng
định rằng, cổ phần hóa là con đường tất yếu để
chuyển sang kinh tế thị trường và thúc đẩy tăng
trưởng cũng như ổn định kinh tế vĩ mô. Vấn đề then
chốt hiện nay là Đảng và Nhà nước phải có đủ quyết
tâm chính trị để đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa
các DNNN, tạo sức ép từ trên xuống, bởi tự thân
các DNNN không có động cơ để cải cách như đã nói
ở trên. Việc thành lập một “Siêu ủy ban” để quản
lý các DNNN như đang được thảo luận rộng rãi
trên các diễn đàn có thể là “bước đệm” cần thiết để
tập trung quyền lực về Trung ương, từ đó nâng cao
quyết tâm chính trị trong việc thúc đẩy tiến trình cải
cách các DNNN.
Thực trạng hoạt động của các DNNN cũng như
tốc độ tái cấu trúc các DNNN trong thời gian qua cho
thấy, mô hình phân cấp quản lý các DNNN cho các
bộ ngành và địa phương có nhiều điểm hạn chế và
khó khắc phục, trong đó có 2 hạn chế chính như sau:
Thứ nhất,
tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”.
Vì các bộ, ngành vừa ban hành chính sách, vừa quản
lý các DNNN, nên dẫn đến các chính sách có xu
hướng “thiên vị” các DNNN, tạo nên môi trường
cạnh tranh méo mó, không bình đẳng giữa các DN.
Thứ hai,
việc quản lý phân tán như hiện nay
dẫn đến tình trạng khó quy trách nhiệm, vì các bộ,
ngành, địa phương có rất nhiều lý do để “đổ lỗi”
cho tình trạng kém hiệu quả, chậm tái cấu trúc,
trong đó có thể đổ lỗi cho cơ chế chính sách của các
bộ, ngành, địa phương khác. Chẳng hạn, việc các
DNNN chậm cổ phần hóa có thể được giải thích là
do các cơ chế định giá, thanh lý tài sản, ưu đãi thuế,
chế độ cho người lao động… gây cản trở. Thậm chí
các bộ, ngành, địa phương có thể “đổ lỗi” cho trung
ương với lý do là không đủ thẩm quyền để đưa ra
quyết định.
Với những hạn chế nêu trên, việc tập trung quản
lý, giám sát các DNNN về một đầu mối ở trung
ương sẽ tăng cường được trách nhiệm giải trình,
thuận lợi hơn trong việc tháo những nút thắt về cơ
chế chính sách, mâu thuẫn giữa các bộ, ngành, địa
phương nói trên.
Tuy nhiên, cơ chế giám sát và quản lý tập trung
có 2 điểm yếu cố hữu. Đó là:
Thứ nhất,
vấn đề thông tin và nguồn lực. Do số
lượng các DNNN hiện tương đối lớn, nên một trung
tâm sẽ khó có thể bao hết được các công việc, các
vấn đề phát sinh. Bởi vậy, để “siêu ủy ban” có thể
hoạt động hiệu quả, điều cốt lõi là phải xác định
được một số mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ cốt lõi
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16,17,18,19,20,...90
Powered by FlippingBook