TCTC ky 1 thang 10-2016 - page 14

16
THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HÓA, THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP
Thứ hai,
tiếp tục đổi mới phương thức CPH, thoái
vốn DNNN theo thông lệ quốc tế. Rà soát giảm
thiểu danh mục nhà nước nắm giữ và tỷ lệ nhà nước
nắm giữ, mở rộng tỷ lệ chào bán ra bên ngoài, tăng
cường chào bán cho các đối tác chiến lược trong và
ngoài nước theo phương pháp dựng sổ nhằm thu
hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tạo ra
sự thay đổi căn bản trong quản trị và hiệu quả hoạt
động của công ty.
Thứ ba,
áp dụng các chuẩn mực quản trị công
ty, quản trị rủi ro, báo cáo công bố thông tin, kiểm
toán của TTCK cho các DNNN.
Thứ tư,
thực hiện bổ sung chế tài xử lý vi phạm
đối với DNNN CPH không niêm yết đăng ký giao
dịch trên TTCK. Các bộ ngành, tổng công ty nhà
nước cần quyết liệt hơn nữa trong thực hiện đúng
quy định và chỉ đạo của Chính phủ về việc gắn
CPH DNNN với đăng ký giao dịch, niêm yết trên
TTCK, CPH sau thời gian 90 ngày phải đưa vào
đăng ký giao dịch tập trung.
Thứ năm,
tiếp tục công khai rõ ràng và sớm về
lịch biểu CPH, thoái vốn đầu tư nhà nước.
Bước sang giai đoạn phát triển mới, với sự quan
tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, sự chỉ đạo
trực tiếp của Bộ Tài chính, TTCK Việt Nam sẽ tiếp
tục phát triển mạnh, tạo điều kiện hỗ trợ thúc đẩy
quá trình tái cấu trúc các DNNN, đặc biệt là CPH
DNNN và thoái vốn tại các tập đoàn, tổng công ty
nhà nước.
TTCK Việt Nam sẽ tiếp tục góp phần sắp xếp
lại hệ thống các DNNN, chuyển đổi mô hình hoạt
động sang hướng đại chúng hóa, qua đó huy
động và sử dụng hiệu quả nguồn lực của Nhà
nước cũng như của xã hội; đổi mới mô hình quản
lý, quản trị công ty, tạo ra sự công khai, minh bạch
trong hoạt động của các DN trên cơ sở kết hợp
đồng thời công tác quản lý, giám sát của Nhà nước
và của xã hội để nâng cao hiệu quả hoạt động của
các DN.
Với sự quyết tâm cao của Chính phủ, sự vào
cuộc và kiên trì của các bộ ngành, địa phương cũng
như sự lãnh đạo các DNNN, trong thời gian tới,
nhất định công tác CPH, thoái vốn nhà nước sẽ đạt
được kết quả thành công như đã đề ra.
Tài liệu tham khảo:
1. Nghị định 60/2015/NĐ-CP ngày 26/6/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán;
2. Báo cáo tổng kết 10 năm, 15 năm hoạt động TTCK của UBCKNN;
3. Các website: ssc.gov.vn; hsx.vn và hnx.vn...
Năm là,
thông qua việc CPH các DNNN sẽ tạo
lập cơ chế sở hữu cổ phần của các cán bộ, công
nhân viên trong DN. Điều này giúp cho việc
khuyến khích và động viên đội ngũ các cán bộ có
năng lực và nhiệt huyết, tích cực làm việc, đóng
góp nhiều hơn cho sự phát triển DN. Đồng thời,
khi DN CPH tham gia niêm yết trên TTCK sẽ tạo
cơ hội cho việc thu hút nguồn lực mới đầy tiềm
năng từ các nhà đầu tư chiến lược trong nước và
quốc tế…
Mặc dù, công tác CPH, thoái vốn nhà nước tại
các DN đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tuy
nhiên vẫn còn một số hạn chế nhất định như: Còn
nhiều DN không thực hiện bán hết được số lượng
cổ phần chào bán; tỷ lệ số cổ phần chào bán so với
tổng số cổ phần của DN và tỷ lệ tổng số cổ phần
chào bán được so với tổng số cổ phần của DN còn
thấp, cá biệt có DN tỷ lệ dưới 5% khiến cho việc
thay đổi bản chất hoạt động của DN sau CPH còn
chậm; tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư tổ chức nước
ngoài còn thấp và đặc biệt chỉ tập trung vào một
số DN có quy mô vốn lớn như các tổng công ty,
tập đoàn. Bên cạnh đó, nhiều DN sau CPH không
niêm yết/đăng ký giao dịch cổ phiếu trên TTCK
dẫn đến hạn chế tính công khai, minh bạch và đổi
mới quản trị...
Trong thời gian tới, để thúc đẩy tiến trình CPH,
thoái vốn nhà nước khỏi các DN, cần triển khai các
giải pháp đồng bộ sau:
Thứ nhất,
tiếp tục phát triển TTCK theo hướng
gắn kết với việc cải cách, sắp xếp khu vực DNNN,
tạo động lực cho các DN, các thành phần kinh
tế cải thiện cả về năng lực tài chính và quản trị
DN. Cải tiến phương thức định giá và chào bán
cổ phiếu của DNNN CPH gắn với niêm yết trên
TTCK qua việc áp dụng phương pháp dựng sổ
cho các tổ chức chào mua chuyên nghiệp đồng
thời với phương thức đấu giá cổ phần; nâng cao
chất lượng tư vấn CPH và minh bạch trong quá
trình CPH DN, thực hiện đấu giá cổ phần thông
qua chào bán ra công chúng với niêm yết, giao
dịch trên thị trường tập trung.
Tính chung giai đoạn 2011-2015, đã thực hiện
cổ phần hóa gần 500 doanh nghiệp nhà nước,
trong đó 218 trường hợp đấu giá cổ phần lần
đầu thông qua các sở giao dịch chứng khoán với
tổng số cổ phần chào bán là hơn 3 tỷ cổ phần;
tổng số cổ phần bán được là gần 1,5 tỷ cổ phần;
tổng giá thực tế bán được đạt 20,26 nghìn tỷ
đồng với tỷ lệ thành công bình quân là 49%.
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16,17,18,19,20,21,22,23,24,...90
Powered by FlippingBook