TCTC ky 1 thang 10-2016 - page 16

18
THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HÓA, THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP
hiệu quả DN nhà nước; với tổng tài sản khoảng
22,5 tỷ USD vào năm 2020 (tăng trưởng bình quân
40%/năm giai đoạn 2015 - 2020), đến năm 2030 đạt
khoảng 46 tỷ USD (tăng trưởng bình quân hơn 7%/
năm giai đoạn 2021 - 2030).
Để đạt được mục tiêu trên, trong thời gian tới,
SCIC sẽ tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp
cụ thể sau:
Thứ nhất,
cần tập trung đẩy mạnh thực hiện chỉ đạo
của Chính phủ về việc tách bạch chức năng quản trị
DN, đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đang do các bộ,
ngành, địa phương thực hiện và chuyển giao quyền đại
diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại DN về SCIC.
Thứ hai,
tiếp tục nghiên cứu áp dụng các chuẩn
mực quản trị DN tiên tiến; Tăng cường giám sát,
nâng cao trách nhiệm của hội đồng quản trị trong
DN gắn với từng loại hình DN; Củng cố, nâng cao
năng lực quản trị, kinh doanh của tổng công ty thông
qua xây dựng chiến lược phát triển dài hạn, hoàn
thiện bộ máy tổ chức, phát triển nguồn nhân lực, áp
dụng các chuẩn mực quản trị tiên tiến; Tăng cường
trách nhiệm của người đại diện; Tăng cường năng
lực quản trị của các đơn vị thành viên, hoàn thiện hệ
thống thông tin và công nghệ thông tin hiện đại.
Thứ ba,
tăng cường đầu tư vào các dự án trong
các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế; lĩnh vực theo
nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
giao bằng nguồn vốn kinh doanh hoặc nguồn vốn
của Chính phủ. Đồng thời, đầu tư bổ sung vốn vào
các DN có vốn của SCIC; Các dự án, ngành, lĩnh vực
đem lại hiệu quả kinh tế khác theo các phương thức:
Đầu tư góp vốn thành lập DN mới; góp vốn liên
doanh, liên kết; mua một phần tài sản hoặc toàn bộ
DN khác; đầu tư thông qua việc mua, bán cổ phiếu,
trái phiếu và các công cụ tài chính khác...
Thứ tư,
đẩy mạnh hoạt động mua bán và sáp
nhập DN, triển khai hoạt động đầu tư ra nước ngoài
(SCIC trực tiếp đầu tư và đầu tư thông qua các DN
có vốn của SCIC); từng bước triển khai hoạt động tư
vấn quản trị DN và tư vấn đầu tư; tư vấn cổ phần
hóa; tư vấn xây dựng chiến lược kinh doanh; tư vấn
đầu tư vào các tài sản tài chính; tư vấn đầu tư dự
án trong và ngoài nước; tư vấn huy động vốn thông
qua thị trường tài chính; tư vấn mua bán và sáp
nhập DN...
Tài liệu tham khảo:
1. Công văn số 1787/TTg-ĐMDN về 19 DN thuộc diện đầu tư, nắm giữ lâu dài
trong Đề án chiến lược của SCIC;
2. Nâng cao hiệu quả công tác đại diện phần vốn Nhà nước tại DN ngày
11/10/2016;
3. Các trang website:
tapchitaichinh.vn.
giá khởi điểm...
Theo nhận định của giới chuyên gia, cơ chế bán
vốn mà SCIC đã xây dựng và triển khai rất linh hoạt,
phù hợp với cơ chế thị trường, tạo điều kiện thuận
lợi trong thu hút đông đảo các nhà đầu tư tham gia.
SCIC tích cực tham gia tái cấu trúc DN nhằm gia
tăng giá trị vốn nhà nước tại DN sau đó mới thực
hiện bán vốn.
Định hướng bán vốn của SCIC trong thời gian tới
Thời gian qua, Chính phủ đã quyết định thoái
vốn khỏi 10 DN do SCIC nắm giữ như: Tổng Công
ty cổ phần Bảo Minh, Tổng Công ty cổ phần Tái
bảo hiểm quốc gia, Công ty Cơ khí và Khoáng sản
Hà Giang, Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền Phong,
Công ty Hạ tầng và bất động sản Việt Nam, Công
ty Nhựa Bình Minh, Công ty cổ phần sữa Việt Nam
(Vinamilk), Công ty cổ phần FPT, Công ty cổ phần
Xuất nhập khẩu Sa Giang và Công ty viễn thông
FPT. Việc thoái vốn tại 10 DN này là phù hợp với bối
cảnh hiện tại và đáp ứng yêu cầu hội nhập. Với sự
chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, SCIC đã chủ
động báo cáo đề xuất với Bộ Tài chính và Chính phủ
về lộ trình, phương thức thoái vốn tại các DN này.
Cụ thể, việc thoái vốn 9% cổ phần của nhà nước
tại Vinamilk được thực hiện theo đúng chỉ đạo của
Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính. Đó
là, rút vốn tại DN nhà nước phải theo trật tự và có
hiệu quả cao, ổn định sự phát triển của DN sau khi
thoái vốn, vì đó là những DN lớn ảnh hưởng đến an
sinh xã hội, thị trường chứng khoán…
Với 9 DN lớn còn lại nằm trong kế hoạch thoái
vốn đã được dự kiến từ đầu năm 2016, SCIC cũng
đang xây dựng lộ trình báo cáo các cấp có thẩm
quyền phê duyệt để có thể tiến hành việc bán vốn
ngay tại một số DN trong nửa đầu năm 2017. Việc
bán vốn nhà nước tại các DN trên phải thực hiện
theo đúng quy định của pháp luật, thông lệ thị
trường bảo đảm công khai, minh bạch.
SCIC đang nỗ lực lực phấn đấu để trở thành tổ
chức kinh tế đặc biệt, có vai trò quan trọng trong
thúc đẩy tái cơ cấu, sắp xếp, đổi mới và nâng cao
SCIC đang nỗ lực phấn đấu để trở thành tổ chức
kinh tế đặc biệt, có vai trò quan trọng trong
thúc đẩy tái cơ cấu, sắp xếp, đổi mới và nâng
cao hiệu quả DNNN; với tổng tài sản khoảng
22,5 tỷ USD vào năm 2020 (tăng trưởng bình
quân 40%/năm giai đoạn 2015 - 2020), đến
năm 2030 đạt khoảng 46 tỷ USD (tăng trưởng
bình quân hơn 7%/năm giai đoạn 2021 - 2030).
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 17,18,19,20,21,22,23,24,25,26,...90
Powered by FlippingBook