TCTC ky 1 thang 10-2016 - page 20

22
THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HÓA, THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP
Cổ phần hoá đạt nhiều kết quả,
song chưa như kỳ vọng
Ngày 17/7/2012, Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Quyết định 929/QĐ-TTg về Đề án tái cơ cấu
doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trọng tâm là các
tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn
2011 - 2015. Triển khai đồng bộ Đề án này, số lượng
DN thực hiện cổ phần hóa, sắp xếp cơ bản đạt kế
hoạch theo Đề án tái cơ cấu được duyệt. Trong giai
đoạn 2011 - 2015, cả nước đã sắp xếp được 568 DN,
trong đó cổ phần hóa được 488 DN và sắp xếp theo
các hình thức khác 80 DN.
Việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành vào 5 lĩnh
vực không khuyến khích (Chứng khoán, bảo hiểm,
ngân hàng - tài chính, bất động sản, quỹ đầu tư)
được triển khai quyết liệt, trong đó việc thoái vốn
đầu tư trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm và
quỹ đầu tư đạt tỷ lệ cao. Trong giai đoạn 2011-
2015, các tập đoàn, tổng công ty đã thoái được
11.036 tỷ đồng, thu về 10.742 tỷ đồng (số thu về
giảm so với sổ sách do Tập đoàn Dầu khí thoái 800
tỷ đồng và Tổng công ty Lương thực miền Nam
thoái 1,3 tỷ đồng đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng
với giá 0 đồng).
Đồng thời, việc hình thành Tổng công ty Đầu
tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã bước
đầu thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu
vốn nhà nước tại các DN thực hiện cổ phần hoá
thuộc các bộ, địa phương theo mô hình DN. SCIC
đã thực hiện được yêu cầu đổi mới phương thức
quản lý vốn nhà nước tại DN, tách bạch được
chức năng quản lý nhà nước ra khỏi chức năng
quản lý của chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại
các DN do SCIC tiếp nhận quản lý. Nhờ đó, góp
phần đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, cổ phần hóa DN
và nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn nhà
nước đầu tư vào DN. Trong giai đoạn 2011-2015,
SCIC đã thực hiện bán vốn tại 368 DN, trong đó
bán hết vốn nhà nước tại 336 DN, bán bớt vốn
nhà nước tại 30 DN và bán quyền mua tại 02 DN.
Tổng giá trị thu về đạt 6.998 tỷ đồng, gấp 2,4 lần
giá trị đầu tư (2.940 tỷ đồng), thặng dư bán vốn
là 4.058 tỷ đồng.
Công tác cổ phần hóa DN đã góp phần không
nhỏ vào việc hoàn thiện và phát triển thị trường
vốn đặc biệt là thị trường chứng khoán, tạo điều
kiện cho DN sau khi cổ phần hoá huy động vốn,
đổi mới phương thức quản lý, công nghệ, gắn kết
người lao động, ổn định và phát triển trong xu
thế hội nhập với kinh tế khu vực và kinh tế thế
giới. Việc bán đấu giá cổ phần công khai trên Sở
giao dịch chứng khoán đã cung cấp cho thị trường
chứng khoán một lượng hàng hoá chất lượng cao;
góp phần mở rộng quy mô thị trường, thu hút
các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham
gia; tạo sự ổn định cho thị trường, hạn chế tình
trạng đầu cơ, chi phối giá cả chứng khoán trên
thị trường.
Tuy nhiên, việc thực hiện cổ phần hóa và thoái
vốn thời gian qua vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu
và kế hoạch đề ra của Chính phủ. Nguyên nhân là
do quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước
giai đoạn 2011 - 2015 chịu tác động từ những diễn
biến bất lợi từ khủng hoảng tài chính toàn cầu tác
động đến sức hút đầu tư của nền kinh tế thế giới và
khu vực. Bên cạnh đó, đối tượng sắp xếp, cổ phần
hóa trong giai đoạn này hầu hết là các DN có quy
ĐỂ CỔ PHẦNHÓA DOANHNGHIỆPNHÀNƯỚC
ĐẠT TIẾNĐỘVÀHIỆUQUẢ CAO
CỤC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP –
Bộ Tài chính
Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước là một trong những nội dung quan trọng của công cuộc
cải cách nền kinh tế. Thời gian qua, nhiều cơ chế chính sách về tái cơ cấu, sắp xếp, cổ phần hóa
doanh nghiệp nhà nước đã được ban hành đầy đủ, tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp thực hiện hiệu quả. Nhờ đó, doanh nghiệp nhà nước đã từng bước được cơ cấu lại
hợp lý hơn, tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu
cho xã hội và quốc phòng, an ninh, làm nòng cốt để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ
đạo trong nền kinh tế quốc dân.
Từ khóa: Doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu, cổ phần hóa, kinh tế quốc dân.
1...,10,11,12,13,14,15,16,17,18,19 21,22,23,24,25,26,27,28,29,30,...90
Powered by FlippingBook