TCTC ky 1 thang 10-2016 - page 22

24
THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HÓA, THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP
Đ
ể thúc đẩy và nâng cao hiệu quả cổ phần
hóa nhằm đạt được mục tiêu sắp xếp lại
khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN),
nâng cao hiệu quả các DN sau cổ phần hóa, thời
gian qua, Chính phủ đã ban hành và không ngừng
hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên quan đến
cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước như: hỗ trợ
lao động dôi dư, khoanh nợ, đất đai, phát triển
thị trường chứng khoán, chính sách bán cổ phần
cho nhà đầu tư nước ngoài, chính sách đối với nhà
đầu tư chiến lược, chính sách ưu đãi bán cổ phần
cho người lao động… Để có một kế hoạch sắp xếp,
đổi mới toàn diện đối với khu vực DNNN, thúc
đẩy quá trình cổ phần hóa, tái cơ cấu lại DNNN,
đặc biệt là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà
nước cũng như đưa ra các giải pháp căn bản thực
hiện các mục tiêu này, Thủ tướng Chính phủ đã
phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là
tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn
2011 - 2015” (được ban hành kèm theo Quyết định
929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012).
Liên quan trực tiếp đến cổ phần hóa, thoái vốn
nhà nước tại DN, ngày 06/3/2014, Chính phủ đã ra
Nghị quyết số 15/NQ-CP về một số giải pháp đẩy
mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại DN.
Theo Nghị quyết trên, các bộ, ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hội
đồng thành viên các tập đoàn kinh tế, tổng công
ty nhà nước, hội đồng thành viên, chủ tịch công
ty các DNNN căn cứ Đề án tái cơ cấu giai đoạn
2011 - 2015 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt,
chỉ đạo các DN thuộc phạm vi quản lý xây dựng
kế hoạch, tiến độ cổ phần hóa (bao gồm cả mốc
thời gian cho từng bước công việc) trình cơ quan
quyết định cổ phần hóa phê duyệt để thực hiện; kế
hoạch, tiến độ thoái vốn đã đầu tư ra ngoài ngành,
lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính (trừ những
trường hợp đặc biệt theo Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ) trình cơ quan có thẩm quyền
phê duyệt để thực hiện.
Kết quả cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước
tại doanh nghiệp
Cơ chế chính sách về sắp xếp, cổ phần hóa,
cơ chế tài chính đối với DNNN đã không ngừng
được hoàn thiện theo hướng nâng cao chất lượng
cổ phần hóa, hạn chế thất thoát vốn, tài sản nhà
nước. Thị trường tài chính và chứng khoán được
định hướng phát triển theo chiều sâu trên cơ sở
đa dạng hóa các loại hình sản phẩm, tạo điều kiện
cho quá trình cổ phần hóa cũng như quá trình huy
động vốn của DN sau cổ phần hóa.
Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và
nỗ lực triển khai Đề án tái cơ cấu theo Quyết định
929/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hầu hết
các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và các
DNNN đã rà soát, phân loại, xác định danh mục
ngành, nghề kinh doanh chính, ngành nghề có
liên quan và xây dựng kế hoạch cổ phần hóa theo
phương án tổng thể đã được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt; Các DN đã tích cực thoái vốn đầu
tư trong các ngành, lĩnh vực không thuộc ngành
kinh doanh chính. Do đó, hiệu quả hoạt động, sức
cạnh tranh của DNNN từng bước được cải thiện,
tình trạng đầu tư dàn trải, ngoài ngành kinh doanh
chính từng bước được khắc phục.
Theo báo cáo của Chính phủ, trong 3 năm từ
2013-2015, cả nước cổ phần hóa được gần 440 DN,
GIẢI PHÁP ĐẨYMẠNH CỔ PHẦNHÓA,
THOÁI VỐNNHÀNƯỚC TẠI DOANHNGHIỆP
ThS. TRỊNH ĐỨC CHIỀU -
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Cổ phần hóa, thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước luôn là trọng tâm của cải cách, đổi mới và
phát triển khu vực doanh nghiệp nhà nước. Tính đến hết năm 2015, Việt Nam đã thực hiện cổ phần
hóa được khoảng 4.430 doanh nghiệp trên tổng số khoảng 5.120 doanh nghiệp được sắp xếp lại,
chiếm khoảng 86,5%. Bên cạnh đó, việc thoái vốn nhà nước cũng được tiến hành song song, cả ở
các doanh nghiệp đã cổ phần hóa cũng như tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đầu tư
trong các ngành, lĩnh vực không thuộc ngành kinh doanh chính.
Từ khóa: Tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn, doanh nghiệp nhà nước.
1...,12,13,14,15,16,17,18,19,20,21 23,24,25,26,27,28,29,30,31,32,...90
Powered by FlippingBook