TCTC ky 1 thang 10-2016 - page 34

36
PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN CHÍNH SÁCH
Chuyển thuế môn bài thành lệ phí môn bài
Để phù hợp với bối cảnh hội nhập và thống nhất
với các quy định của Luật Phí và Lệ phí (có hiệu lực
từ ngày 01/01/2017), Quốc hội đã quyết định chuyển
Thuế môn bài thành Lệ phí môn bài. Theo quy định
của Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật,
Chính phủ ban hành nghị định quy định, hướng
dẫn về lệ phí môn bài cho phù hợp và cần thiết.
Hiện tại, thuế môn bài được thực hiện theo quy
định tại Nghị định 75/2002/NĐ-CP và các Thông tư
96/2002/TT-BTC, Thông tư 42/2003/TT-BTC của Bộ
Tài chính. Thuế môn bài được thu theo 2 đối tượng
với mức thu khác nhau: Thứ nhất là tổ chức kinh
doanh nộp thuế môn bài theo 4 bậc, căn cứ vào vốn
đăng ký ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh hoặc giấy phép đầu tư; Thứ hai là hộ cá nhân
kinh doanh cá thể nộp thuế môn bài theo 6 bậc căn
cứ vào mức thu nhập trên tháng.
Đến nay, sau hơn 14 năm áp dụng, Nghị định
75/2002/NĐ-CP đã lạc hậu so với tình hình kinh
tế - xã hội. Bởi mức môn bài này được xây dựng
căn cứ mức lương tối thiểu năm 2002 là 290.000
đồng/tháng. Hiện nay, mức lương tối thiểu đã lên
1.150.000 đồng/tháng (từ 1/5/2016 lên 1.210.000
đồng). Bên cạnh đó, việc quy định nhiều mức thu
cũng gây khó khăn cho cơ sở kinh doanh và cơ quan
thuế khi xác định mức môn bài. Hộ kinh doanh cá
thể phần lớn nộp thuế theo phương pháp khoán
(không thực hiện đầy đủ chế độ sổ sách, hóa đơn
chứng từ, không hạch toán được kết quả sản xuất
kinh doanh), hiện tại quy định tới 6 mức thu, căn cứ
vào thu nhập trên tháng. Để xác định được thu nhập
tính thuế môn bài, cơ quan thuế phải tốn nhiều thời
gian và nhân lực cho việc xác định, điều tra lại thu
nhập, dẫn tới chi phí hành thu cao.
Mặt khác, bản chất thuế môn bài là một khoản
lệ phí, nhằm kiểm kê kiểm soát số lượng cơ sở có
hoạt động kinh doanh trong năm. Tuy nhiên, mức
thu môn bài khu vực hộ kinh doanh gồm 6 mức,
gây nhiều khó khăn cho cả người nộp thuế, cơ quan
thuế trong việc xác định mức nộp dẫn đến bỏ sót
thuế, không phát huy được hết chức năng kiểm đếm
số lượng cơ sở kinh doanh. Cùng với đó, theo quy
định của Luật thuế Thu nhập cá nhân, cá nhân có
thu nhập dưới 9 triệu đồng/tháng thì không phải
nộp thuế (nếu có 2 người phụ thuộc thì thu nhập
dưới 16,2 triệu đồng/tháng cũng không phải nộp
thuế). Trong khi đó, theo bậc thuế môn bài hiện
hành, hộ kinh doanh có thu nhập 300.000 đồng phải
nộp thuế môn bài. Như vậy, quy định về mức thu
nhập để phân bậc môn bài hiện hành của hộ kinh
doanh đã không còn phù hợp với tình hình thực tế.
Ngoài ra, quy mô vốn đăng ký và thu nhập của hộ
kinh doanh hiện nay đã có nhiều thay đổi so với
thời điểm năm 2002, do đó cần sửa đổi, nhất là mức
thu lệ phí môn bài cho phù hợp với thực tế.
Những quy định mới phù hợp với thực tiễn
Với việc ban hành Nghị định 139/2016/NĐ-CP,
bên cạnh việc quy định cụ thể các đối tượng được
miễn phí môn bài Chính phủ đã quy định mức thu
đối với các đối tượng thuộc diện chịu lệ phí.
Các trường hợp được miễn nộp lệ phí môn bài
Theo Nghị định mới, Chính phủ đã đưa ra cụ thể
7 đối tượng được miễn nộp lệ phí môn bài từ năm
2017, đó là: Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình
hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng
năm từ 100 triệu đồng trở xuống; Cá nhân, nhóm cá
nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh
không thường xuyên; không có địa điểm cố định
theo hướng dẫn của Bộ Tài chính; cá nhân, nhóm cá
CỤTHỂ HÓA CÁC ĐỐI TƯỢNGVÀMỨC THU LỆ PHÍ MÔNBÀI
ThS. HOÀNG THỊ THU HIỀN
Có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, Nghị định 139/2016/NĐ-CP ngày 04/10/2016 Chính phủ quy định
về lệ phí môn bài đã và đang thu hút được sự quan tâm đông đảo cộng đồng doanh nghiệp, người
kinh doanh. Bởi tất cả các quy định của Nghị định này đều liên quan và tác động đến quyền lợi,
nghĩa vụ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ. Nghị định này thay thế các Nghị định 75/2002/NĐ-CP ngày 30/8/2002 và Điều 18 Nghị định
83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013.
Từ khóa: Thuế môn bài, lệ phí môn bài, quản lý thuế, doanh nghiệp, hộ kinh doanh.
1...,24,25,26,27,28,29,30,31,32,33 35,36,37,38,39,40,41,42,43,44,...90
Powered by FlippingBook