TCTC ky 1 thang 10-2016 - page 42

44
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
định 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác
công tư, các công trình đầu tư theo hình thức PPP khi
hoàn thành đều phải được kiểm toán độc lập và phải
chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, vai
trò kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền còn hạn chế. Đặc biệt, vai trò của Bộ Giao thông
Vận tải trong kiểm tra xác định đúng giá trị công trình
đầu tư và xác định lưu lượng phương tiện để xác định
mức thu phí và thời gian thu phí còn chưa tốt.
Về việc Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán
đối với các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng BOT
cũng có khá nhiều ý kiến trái chiều. Một số ý kiến
cho rằng, Kiểm toán Nhà nước không có chức năng
kiểm toán đối với các công trình xây dựng kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ đầu tư theo hình thức
BOT vì khi chưa chuyển giao cho Nhà nước thì công
trình này không phải sở hữu nhà nước, vốn đầu tư
cho công trình là của tư nhân, không phải vốn đầu tư
của Nhà nước.
Chúng tôi cho rằng, nhận thức trên là không đúng.
Bởi về bản chất, hợp đồng PPP trong xây dựng kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ là việc Nhà nước ký hợp
đồng với nhà đầu tư tư nhân để nhà đầu tư tư nhân
bỏ vốn đầu tư xây dựng công trình của Nhà nước. Sau
khi đầu tư xong, nhà đầu tư được quyền thu phí đối
với những đối tượng sử dụng công trình đó trong một
thời gian nhất định. Hết quãng thời gian này, nhà đầu
tư bàn giao công trình để Nhà nước quản lý sử dụng.
Như vậy, trong quãng thời gian thu phí, nhà đầu tư chỉ
được quyền quản lý công trình đó chứ không phải có
quyền sở hữu công trình đó. Như vậy, với tư cách là tài
sản của Nhà nước thì công trình đầu tư xây dựng theo
hình thức BOT phải chịu sự kiểm tra của Kiểm toán
Nhà nước.
Đảmbảo sự giámsát của xã hội
Việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền là cần thiết, song vai trò giám sát của xã
hội, của người dân với các hợp đồng PPP cũng không
kém phần quan trọng. Việc công khai và minh bạch
với số liệu đầy đủ và giải trình rõ từng công trình kết
cấu hạ tầng theo hợp đồng PPP trên các phương tiện
truyền thông là cơ sở để người dân thực hiện quyền
giám sát của mình.
Tài liệu tham khảo:
1. Chính phủ (2015): Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác
công tư.
2. NgọcHà(2016):Mộtđợtkiểmtoánrútngắn5nămthuphíBOT,Vietnametonline,
ngày 30/8/2016.
3. ICRA (2015): BOT Toll road projects in India.
phí phù hợp với lộ trình điều chỉnh mức thu phí như
đã nêu trên.
+ Xác định hợp lý tương quan giữa thời gian thu phí
và mức thu phí. Về nguyên tắc, mức thu phí tăng thì
thời gian thu phí giảm và ngược lại. Tuy nhiên, nếu xác
địnhmức thu phí quá cao để rút ngắn thời gian thu phí
thì chỉ đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư (nhanh chóng
thu hồi vốn) mà không đảm bảo lợi ích của người sử
dụng đường bộ.
Về phương thức thu phí, có thể thực hiện thu phí
theo lượt hoặc thu phí theo tháng/quý/năm. Việc thu
phí theo lượt hay theo tháng/quý/nămnên để người sử
dụng lựa chọn cho phù hợp với việc sử dụng đường bộ
của họ. Thêm vào đó, việc áp dụng công nghệ hiện đại
vào việc thu phí thay thế cho phương thức thu phí thủ
công truyền thống bằng cách dừng xe mua vé in cũng
là vấn đề cần quan tâm trong thu phí đường bộ tại các
trạm thu phí BOT.
Ưu điểm nổi bật của phương thức thu phí không
dừng bằng việc áp dụng công nghệ điện tử là không
cản trở dòng phương tiện lưu thông trên đường bộ, tiết
kiệm thời gian lưu thông trên đường và giám sát chặt
chẽ hoạt động thu phí. Để thực hiện được phương thức
thu phí không dừng, ngoài vấn đề công nghệ, còn một
vấn đề cần cân nhắc nữa là đảm bảo khả năng thu phí
qua ngân hàng. Do không phải tất cả chủ phương tiện
đều có tài khoản ngân hàng và sẵn sàng thanh toán qua
ngân hàng nên trong giai đoạn đầu cần tổ chức đồng
thời cả thu phí không dừng và thu phí truyền thống. Về
lâu dài, khi các điều kiện phục vụ thu phí không dừng
được đáp ứng đầy đủ sẽ chuyển toàn bộ sang phương
thức thu phí không dừng.
Trách nhiệmđảmbảo chất lượng công trình khi vận hành
và khi bàn giao choNhà nước
Hợp đồng BOT giữa Nhà nước và nhà đầu tư phải
quy định rõ trách nhiệm đảm bảo chất lượng công
trình khi vận hành và khi bàn giao cho Nhà nước. Chỉ
có quy định và giám sát thực hiện đúng quy định này
mới tránh được tình trạng chất lượng công trình không
đảm bảo nhưng người dân và doanh nghiệp vẫn phải
trả phí ở mức cao, tránh được tình trạng khi công trình
bàn giao cho Nhà nước thì Nhà nước lại phải đầu tư rất
lớn mới có thể tiếp tục sử dụng.
Vai trò kiểm tra, giámsát của các cơ quan nhà nước
Do hợp đồng PPP nói chung và các hình thức cụ
thể thường được sử dụng trong đầu tư kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ nói riêng có liên quan mật thiết
đến lợi ích của Nhà nước và của người dân nên các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải làm tốt vai trò
kiểm tra, giám sát của mình. Theo quy định tại Nghị
1...,32,33,34,35,36,37,38,39,40,41 43,44,45,46,47,48,49,50,51,52,...90
Powered by FlippingBook