TCTC ky 1 thang 10-2016 - page 44

46
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
quả khai thác kết cấu hạ tầng chưa tương xứng với
quy mô tài sản hiện có. Công tác đấu giá quyền sử
dụng đất rất khó thực hiện do thiếu nguồn lực để làm
công tác giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch; thời
gian xác định và phê duyệt giá đất theo thị trường
kéo dài dẫn đến chậm trễ trong thông báo, thu nộp
nghĩa vụ tài chính; thu hồi đất theo quy hoạch nhưng
không cân đối với nguồn lực thực hiện dẫn đến tình
trạng quy hoạch treo, lãng phí tài nguyên đất đai, tạo
áp lực lớn cho ngân sách nhà nước...
Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên
là: (i) Tài sản công có phạm vi rất rộng, được giao
cho nhiều đối tượng quản lý, sử dụng. Nhiều nội
dung thuộc chế độ quản lý, sử dụng tài sản chưa có
luật điều chỉnh để thực hiện đã làm hạn chế hiệu
quả, hiệu lực trong quản lý, sử dụng công; hệ thống
thông tin về tài sản công còn thiếu, không đồng bộ;
(ii) Tư tưởng ỷ lại vào sự bao cấp của Nhà nước còn
lớn, tính chủ động, tự chịu trách nhiệm trong việc
sử dụng nguồn kinh phí, khai thác tài sản còn hạn
chế; (iii) Công tác quản lý tài sản công từ khâu mua
sắm đến xử lý còn phân tán do nhiều cơ quan, đơn
vị cùng làm, tính chuyên nghiệp chưa cao; khả năng
điều tiết và vai trò của cơ quan quản lý tài sản công
hạn chế; công tác thanh tra, kiểm tra chưa được thực
hiện thường xuyên; (iv) Cơ chế trang bị tài sản công
(bằng hiện vật) gắn với một số ưu đãi đã được thực
hiện trong một thời gian dài, đã trở thành thói quen
nên quá trình chuyển đổi phương thức quản lý cần
có thời gian; (v) Hệ thống bộ máy tổ chức và cán bộ
thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công còn mỏng,
chưa đủ mạnh để triển khai đầy đủ công tác quản lý.
Giải pháp quản lý, sử dụng tài sản công tiết kiệm,
hiệu quả
Thứ nhất,
tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp
lý về quản lý, sử dụng tài sản công; trong đó, tập
trung nghiên cứu, xây dựng Luật Quản lý, sử dụng
tài sản công nhằm thể chế hóa chế độ quản lý, sử
dụng các loại tài sản công theo quy định tại Điều 53
Hiến pháp năm 2013, đặc biệt là quản lý tài chính tài
sản, bảo đảm tất cả các loại tài sản công đều được
kế toán, thống kê, giám sát, quản lý chặt chẽ, hiệu
quả bằng pháp luật; xây dựng các văn bản quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật để trình Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành, bảo đảm có
hiệu lực cùng với thời điểm luật có hiệu lực. Hoàn
thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài
sản công theo hướng chặt chẽ, hạn chế việc trang bị
bằng hiện vật; đồng thời, bảo đảm xử lý các vấn đề
đặc thù về chức năng, nhiệm vụ, bộ máy tổ chức và
địa bàn hoạt động và tạo sự chủ động cho các bộ,
tham gia của khu vực tư nhân vào đầu tư, bảo trì,
khai thác tài sản.
Ba là,
chính sách tài chính đất đai đã được từng
bước hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu cải cách hành
chính, thu hút đầu tư, phù hợp với cơ chế thị trường.
Bốn là,
tăng cường công tác quản lý, xử lý hàng
hóa tịch thu, tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà
nước; tổ chức kiểm đếm, phân loại để tổ chức bảo
quản an toàn tài sản quý, hiếm do các cơ quan chức
năng chuyển giao; xử lý, tháo gỡ những khó khăn
vướng mắc trong xử lý hàng hóa tồn đọng tại các
cảng biển;
Năm là,
từng bước xây dựng và hoàn thiện cơ
sở dữ liệu quốc gia về TSNN làm cơ sở hoạch định
chính sách, chỉ đạo, điều hành về tài sản công.
Bên cạnh những chuyển biến trên, thực tiễn vẫn
còn một số tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý,
sử dụng tài sản công. Cụ thể: Chưa có một văn bản
luật quy định thống nhất về nguyên tắc chung trong
quản lý, sử dụng, khai thác tài sản công; chế độ quản
lý, sử dụng, khai thác tài sản công đang được điều
chỉnh phân tán ở nhiều văn bản khác nhau và do
nhiều đầu mối quản lý. Một số văn bản hiện hành đã
bộc lộ những hạn chế, không đáp ứng yêu cầu trong
tình hình mới về khai thác nguồn lực, thực hành tiết
kiệm, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng. Hệ
thống tiêu chuẩn, định mức còn bất cập, chưa bao
quát được đặc thù về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, địa
bàn hoạt động.
Việc kiểm soát tiêu chuẩn, định mức trong đầu
tư, xây dựng, mua sắm, xử lý tài sản còn chưa được
chặt chẽ, thường xuyên, một số trường hợp trang
bị, bố trí sử dụng không đúng định mức; một số
Bộ chưa ban hành định mức xe ô tô chuyên dùng.
Phương thức trang bị tài sản cho các đơn vị chủ yếu
bằng hiện vật, phương thức thuê, khoán còn ít áp
dụng, đầu tư mua sắm chủ yếu từ ngân sách nhà
nước. Công tác mua sắm TSNN theo phương thức
tập trung mới chủ yếu dừng ở bước hoàn thiện thể
chế và công bố danh mục tài sản mua sắm tập trung.
Việc giao tài sản cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao
vốn cho doanh nghiệp để đơn vị được phép sử dụng
tài sản vào khai thác còn chậm. Chính sách khuyến
khích xã hội hóa giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa - xã
hội chưa được quan tâm thực hiện.
Việc sử dụng nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước còn
phân tán, lãng phí, hiệu suất thấp và chưa được khai
thác một cách có hiệu quả. Việc tổ chức thực hiện
phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất sau khi được
phê duyệt còn chậm, đặc biệt là việc di dời các hộ
gia đình đã bố trí trong khuôn viên, bán nhà, chuyển
nhượng quyền sử dụng đất và xử lý các tồn tại. Hiệu
1...,34,35,36,37,38,39,40,41,42,43 45,46,47,48,49,50,51,52,53,54,...90
Powered by FlippingBook