TCTC ky 1 thang 10-2016 - page 48

50
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
CNTT ngành Tài chính giai đoạn 2016 – 2020.
Kết quả nghiên cứu
Kiến trúc tổng thể CNTT ngành Tài chính giai đoạn
2016 - 2020 được đề xuất gồm 5 thành phần như sau:
Một là,
kiến trúc quy trình nghiệp vụ: Theo chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Tài chính được quy định tại Nghị định số 215/2013/
NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ, Bộ Tài chính
sẽ có 20 dòng nghiệp vụ, cung cấp 906 thủ tục hành
chính. Các dòng nghiệp vụ trên được phân thành hai
nhóm: (i) Nhóm nghiệp vụ về quản lý chuyên ngành
và (ii) Nhóm nghiệp vụ về quản lý nội bộ. Xây dựng
danh mục nghiệp vụ với các định dạng như: Tên; Lĩnh
vực nghiệp vụ; Dòng nghiệp vụ; Nhóm các quy trình;
Nhóm các thủ tục hành chính. Mô hình thể hiện sự
tương tác giữa các tác nhân trong nghiệp vụ cũng như
giữa các nghiệp vụ với nhau (Hình 1).
Hai là,
kiến trúc ứng dụng: Mô hình kiến trúc ứng
dụng thể hiện việc tin học hóamô hình nghiệp vụ thông
qua việc xây dựng các mô đun (hệ thống thông tin/
phần mềm) chuyên biệt. Các mô đun này được phân
lớp thành các nhóm tương ứng với các nhómchức năng
nhiệm vụ của Ngành, chú trọng vào mục tiêu cung cấp
các dịch vụ công thuận tiện cho các đối tượng khác
nhau. Các ứng dụng được chia thành 6 nhóm lớn: (i)
Ứng dụng phục vụ người dân, DN; (ii) Ứng dụng quản
lý chuyên ngành; (iii) Ứng dụng quản lý nội bộ; (iv)
Ứng dụng tích hợp, trao đổi thông tin; (v) Ứng dụng hỗ
trợ; (vi) Ứng dụng khai thác, sử dụng dữ liệu.
Ba là
kiến trúc dữ liệu: Mô tả cấu trúc về mặt logic
và vật lý của dữ liệu, cách thức lưu trữ dữ liệu trong
quá trình hoạt động của Bộ Tài chính. Kiến trúc dữ liệu
gồm các cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên ngành, CSDL
tổng hợp giúp cho các ứng dụng vận hành, tương tác
và cũng là nơi lưu trữ sản phẩm đầu ra của các ứng
dụng (hình 2).
Bốn là,
kiến trúc công nghệ: Mô tả công nghệ và hệ
thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc triển khai ứng
dụng công nghệ thông tin. Kiến trúc công nghệ được
thiết kế, triển khai đảm bảo tuân thủ những chính sách
quản lý CNTT, quy trình, chất lượng dịch vụ. Quá
trình thiết kế có tham khảo các mô hình tham chiếu
công nghệ mới, hiện đại trên thế giới.
Năm là,
kiến trúc an toàn thông tin (ATTT): Xây
dựngmô hình kiến trúcATTT thể hiện đầy đủ các khía
cạnh của công tác đảm bảo ATTT; Tích hợp ATTT vào
tất cả các đối tượng và hoạt động của Bộ Tài chính;
Thực hiện quản lý ATTT theo xu hướng chung của
thế giới: Quản lý ATTT trên cơ sở quản lý rủi ro; Hình
thành phương pháp luận cho công tác đảm bảo ATTT
của Bộ Tài chính.
Khung kiến trúc tổng thể liên bang của Mỹ - FEAF
(Federal Enterprise Architecture Framework).
Trong các phương pháp này, Khung TOGAF được
giới thiệu lần đầu vào năm 1995 trên cơ sở Khung
kiến trúc kỹ thuật cho quản lý thông tin của Bộ Quốc
phòng Mỹ. Thành phần then chốt của Khung TOGAF
là phương pháp phát triển kiến trúc (Architecture
Development Method - ADM), phương pháp này đưa
ra một quy trình cần thực hiện để phát triển khung
kiến trúc. Khung TOGAF không đưa ra một tập
hợp các nguyên tắc kiến trúc mà thay vào đó Khung
TOGAF giải thích các quy tắc, điều kiện để phát triển
các nguyên tắc kiến trúc tốt. Phương pháp Khung
TOGAF được xây dựng dựa trên 04 kiến trúc thành
phần: (i) Kiến trúc nghiệp vụ; (ii) Kiến trúc ứng dụng;
(iii) Kiến trúc dữ liệu; (iv) Kiến trúc công nghệ.
Phương pháp và kết quả nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để nghiên
cứu kiến trúc tổng thể CNTT ngành Tài chính giai đoạn
2016: (i) Sử dụng phương pháp nghiên cứu sơ cấp để
nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật của Chính
phủ, các quy định, quy chế về thúc đẩy, phát triển
ứng dụng CNTT trong ngành Tài chính; (ii) Sử dụng
phương pháp nghiên cứu thứ cấp để nghiên cứu các
phương pháp luận xây dựng kiến trúc tổng thể CNTT
trên thế giới; (iii) Sử dụng phương pháp điều tra, thu
thập số liệu (bảng câu hỏi) để thu thập số liệu về cơ
sở hạ tầng CNTT tại các đơn vị trong ngành tài chính;
(iv) Sử dụng phương pháp chuyên gia để tham vấn ý
kiến chuyên gia về phương pháp, cách thức xây dựng
kiến trúc tổng thể CNTT ngành tài chính; (v) Sử dụng
phương pháp khung TOGAF đề xuất kiến trúc tổng thể
HÌNH 1: KIẾN TRÚC QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả
1...,38,39,40,41,42,43,44,45,46,47 49,50,51,52,53,54,55,56,57,58,...90
Powered by FlippingBook