TCTC ky 1 thang 10-2016 - page 49

TÀI CHÍNH -
Tháng 10/2016
51
(iv) Khẩn trương xác định rõ trách nhiệm, chủ
động tổ chức xây dựng, triển khai 100% các thủ tục
hành chính thành các dịch vụ công trực tuyến mức độ
3 trở lên của toàn Ngành đã được Bộ Tài chính phê
duyệt; tích hợp lên chuyên trang dịch vụ công - Cổng
Thông tin điện tử Bộ Tài chính và Cổng Dịch vụ công
quốc gia đảm bảo phù hợp với mô hình kiến trúc ứng
dụng ngành Tài chính;
(v) Rà soát, lập kế hoạch, tổ chức xây dựng và ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật khi xây dựng,
triển khai các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao
trong ngành Tài chính.
Thứ hai, về CSDL:
Chính phủ cần nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật
CNTT năm 2006, trong đó đối với lĩnh vực quản lý
CSDL quốc gia cần quy định rõ các nội dung sau:
Danh mục xây dựng các CSDL quốc gia trong luật,
mô hình, kiến trúc xây dựng CSDL, trách nhiệm của
Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong việc tổ
chức xây dựng và phát triển các CSDL quốc gia, ban
hành các chiến lược, cơ chế, chính sách hành lang
pháp lý đặc thù cho việc xây dựng, quản lý, vận hành,
khai thác CSDL quốc gia như: Cơ chế tài chính cho
việc tổ chức quản lý vận hành CSDL quốc gia; quy chế
bắt buộc việc duy trì, cập nhật, khai thác CSDL quốc
gia; chính sách ưu tiên nguồn lực cho cán bộ chuyên
trách vận hành, đảm bảo an toàn, an ninh trong CSDL
quốc gia... Bộ Tài chính cần khẩn trương nghiên cứu,
xây dựng và phê duyệt Đề án xây dựng CSDL Quốc
gia về Tài chính theo Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày
22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ ba, về công nghệ:
(i) Cập nhật, hoàn thiện các
quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn
đối các thiết bị phần cứng cũng
như phần mềm trong toàn Ngành
nhằm đảm bảo sự thống nhất một
mặt bằng tối thiểu về công nghệ.
Việc đưa ra các quy chuẩn, tiêu
chuẩn này không có nghĩa là đồng
nhất về công nghệ cho tất cả các
đơn vị mà chỉ hướng tới việc sử
dụng các công nghệ phù hợp, đảm
bảo các yếu tố: đáp ứng tính năng,
hiệu năng của yêu cầu nghiệp vụ,
đảm bảo yêu cầu về ATTT, có tính
ổn định (công nghệ không bị lạc
hậu nhanh chóng), tiết kiệm chi
phí, tiết kiệmnăng lượng; (ii) Khẩn
trương nghiên cứu phương án và
Một số đề xuất, kiến nghị
Để kiến trúc tổng thể CNTT ngành Tài chính giai
đoạn 2016 - 2020 có thể tổ chức thực hiện thành công
trên thực tế, nhómnghiên cứu có một số kiến nghị sau:
Thứ nhất, về ứng dụng:
(i) Cần đẩy mạnh đầu tư các dự án phần mềm
trọng điểm: tập trung nguồn lực, ưu tiên kinh phí đầu
tư nâng cấp, xây dựng phần mềm ứng dụng cho một
số lĩnh vực trọng điểm. Ứng dụng chuyên ngành, tập
trung vào các lĩnh vực: quản lý thu - chi ngân sách
nhà nước (NSNN), trung tâm trao đổi thông tin thu
NSNN, quản lý nợ công; quản lý tài sản công (CSDL
tài sản công), quản lý giá (CSDL giá), quản lý giám sát
hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Ứng dụng nội bộ,
tập trung vào các lĩnh vực: quản lý cán bộ, quản lý thi
đua khen thưởng, quản lý văn bản điều hành, quản
lý hồ sơ lưu trữ, quản lý tài sản nội ngành, quản lý tài
chính, kế toán;
(ii) Cần triển khai sớm việc xây dựng nền tảng chia
sẻ, tích hợp dùng chung của Bộ Tài chính (trục tích
hợp Bộ Tài chính) nhằm đẩy mạnh việc tích hợp, kết
nối giữa các ứng dụng tại Bộ Tài chính, các Tổng cục
trực thuộc Bộ và các Sở Tài chính địa phương. Trước
mắt, tập trung xây dựng nền tảng chia sẻ thông tin về
thu - chi NSNN, tài sản, văn bản điều hành, các danh
mục dùng chung, cấp mã số đơn vị có quan hệ với
ngân sách;
(iii) Tăng cường công tác giám quản lý, bám sát quy
hoạch, phân lớp trong quá trình triển khai ứng dụng
để đảm bảo ứng dụng nghiệp vụ cũng như dịch vụ
công trực tuyến tuân theo đúng kiến trúc ứng dụng
ngành Tài chính;
HÌNH 2: CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ TÀI CHÍNH
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả
1...,39,40,41,42,43,44,45,46,47,48 50,51,52,53,54,55,56,57,58,59,...90
Powered by FlippingBook