TCTC ky 1 thang 10-2016 - page 5

TÀI CHÍNH -
Tháng 10/2016
7
nhập. Về phía Nhà nước, Nhà nước không những có
được nguồn thu lớn để tập trung đầu tư phát triển
kinh tế - xã hội mà còn tác động mạnh mẽ trong việc
thúc đẩy thị trường chứng khoán, thị trường vốn
Việt Nam phát triển khi các DN này tham gia vào
thị trường vốn.
Thứ năm,
lao động dôi dư ở các đơn vị thực hiện
CPH, giao, bán được hưởng chính sách trợ cấp;
được hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại nghề để bố trí việc
làmmới tại DN CPH, hoặc tự thu xếp công việc mới,
góp phần đẩy nhanh tiến trình sắp xếp, CPH, duy
trì ổn định xã hội.
Tuy nhiên, cùng với những kết quả đã đạt được,
tiến trình cổ phần hóa DNNN vẫn còn tồn tại một
số hạn chế sau:
Một là,
nhiều DNNN thuộc diện Nhà nước không
cần nắm giữ cổ phần chi phối nhưng không bán
được cổ phần, do vậy tỷ lệ vốn nhà nước cao, dẫn
đến không đạt được mục tiêu đổi mới quản trị và
thu hút vốn từ bên ngoài cho phát triển DN; Chưa
thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia
mua cổ phần lần đầu của các DN CPH. Qua rà soát
với 426 DN đã triển khai bán cổ phần lần đầu trong
giai đoạn 2011 – 2015, kết quả có 70 DNNN nắm
giữ trên 90% vốn điều lệ (trong đó, có 15 tập đoàn
và tổng công ty nhà nước như: Tập đoàn Xăng dầu
Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam, Tổng công
ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng
không Việt Nam, Tổng công ty Lilama, Tổng công ty
Viglacera); 82 DNNN nắm giữ trên 65% vốn điều lệ
(trong đó có 04 tổng công ty nhà nước); 96 DNNN
nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (trong đó có 06 tập
đoàn, tổng công ty nhà nước); 156 DNNN nắm giữ
dưới 50% vốn điều lệ (trong đó có 17 tổng công ty
nhà nước).
Hai là,
nhiều DN sau khi CPH chưa thực hiện
niêm yết trên các sàn giao dịch nên chưa tận dụng
được các cơ hội huy động vốn, tìm kiếm nhà đầu tư
để mở rộng sản xuất, phát triển DN. Giải thể, phá
sản DN còn mất nhiều thời gian. Các DNNN chưa
thực sự đổi mới về tổ chức hoạt động và cơ chế quản
lý, mô hình tổ chức quản lý tổng công ty nhà nước
còn nhiều hạn chế.
hiện sắp xếp, chuyển đổi. Hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của các DNNN sau khi chuyển đổi
thành công ty cổ phần về cơ bản được nâng cao, đa
số các DN kinh doanh có lãi, đời sống của người lao
động được cải thiện.
Thứ hai,
công tác CPH DN đã góp phần hoàn
thiện và phát triển thị trường vốn, đặc biệt là thị
trường chứng khoán, tạo điều kiện thuận lợi cho DN
sau khi CPH trong huy động vốn, đổi mới phương
thức quản lý, công nghệ, gắn kết người lao động, ổn
định và phát triển trong xu thế hội nhập với kinh tế
khu vực và thế giới. Việc bán đấu giá cổ phần công
khai trên Sở Giao dịch chứng khoán đã được đẩy
mạnh, cung cấp cho thị trường chứng khoán một
lượng hàng hoá chất lượng cao.
Bên cạnh đó, việc CPH gắn với niêm yết đã tăng
cường sự minh bạch với sự kiểm tra giám sát của xã
hội đối với hoạt động của DN; Điều này tạo áp lực
đòi hỏi các DN này phải tiếp cận với phương thức
quản trị mới, công khai hơn, minh bạch hơn, tự chủ
hơn và hiệu quả hơn; nâng cao tính thanh khoản cổ
phiếu của các đơn vị, tăng khả năng huy động vốn
để đầu tư phát triển, nâng cao năng lực sản xuất
kinh doanh.
Thứ ba,
Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn
nhà nước (SCIC) thực hiện chức năng đại diện chủ
sở hữu vốn nhà nước tại các DN đã tạo bước tiến
quan trọng để đổi mới phương thức quản lý vốn
nhà nước tại DN; thực hiện việc tách bạch chức
năng quản lý nhà nước với chức năng quyền đại
diện chủ sở hữu vốn, tài sản nhà nước tại DN của
các cơ quan quản lý nhà nước, khi thực hiện sự
phân công, phân cấp về quyền đại diện chủ sở hữu
vốn nhà nước tại DN. Sau 10 năm hoạt động (2006
– 2016), SCIC đã phát huy vai trò là cơ quan đại
diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại DN, thông qua
việc thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn
nhà nước, SCIC đã góp phần đẩy nhanh tiến độ sắp
xếp, chuyển đổi sở hữu các DN do SCIC quản lý
và nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn nhà
nước đầu tư vào DN.
Bên cạnh đó, với các hoạt động nghiệp vụ mua
bán tài sản tồn đọng, xử lý nợ xấu và tham gia tái cơ
cấu DN của Công ty mua bán nợ Việt Nam (DATC)
cũng đã góp phần lành mạnh hoá tình hình tài chính
DN, thúc đẩy nhanh tiến trình sắp xếp, đổi mới,
phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN.
Thứ tư,
việc CPH các tổng công ty và DN của Nhà
nước quy mô lớn đã tạo điều kiện giúp DN này đổi
mới phương thức quản lý, huy động vốn đầu tư, thu
hút các nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước,
nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội
Việc cổ phần hoá các tổng công ty và doanh
nghiệp của Nhà nước quy mô lớn đã tạo điều
kiện giúp doanh nghiệp đổi mới phương
thức quản lý, huy động vốn đầu tư, thu hút
các nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài
nước, nâng cao năng lực cạnh tranh trong
điều kiện hội nhập.
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...90
Powered by FlippingBook