TCTC ky 1 thang 10-2016 - page 50

52
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
giữa các đơn vị thuộc Bộ. Về kết nối Internet, các đơn
vị xem xét khả năng nghiên cứu triển khai mô hình
Internet an toàn mà Cơ quan Bộ và Tổng cục Thuế đã
và đang triển khai. Bộ Tài chính cần tăng cường hơn
nữa công tác kiểm tra việc thực hiện ATTT tại các đơn
vị trực thuộc.
- Về chính sách và nguồn nhân lực:
(i) Cần phải thành
lập Ban quản lý triển khai kiến trúc tổng thể CNTT
ngành Tài chính: Việc thành lập Ban quản lý triển khai
kiến trúc tổng thể CNTT ngành Tài chính như kiến
nghị nêu trên đảm bảo cho kiến trúc tổng thể CNTT
ngành Tài chính thể hiện được sự gắn kết giữa CNTT
với các nghiệp vụ tài chính và đảm bảo khả thi trong
triển khai; (ii) Khi xây dựng ban hành các chính sách
nghiệp vụ tài chính phải chuẩn hóa nghiệp vụ theo
hướng đơn giản hóa, giảm tối đa thủ tục hành chính
và phù hợp với việc ứng dụng CNTT. Việc chuẩn hóa
các quy trình nghiệp vụ giúp việc ứng dụng CNTT
vào nghiệp vụ dễ dàng hơn. Ngược lại, CNTT khi
đã được ứng dụng cho nghiệp vụ sẽ giúp hoạt động
nghiệp vụ hiệu quả hơn.
Xây dựng kiến trúc tổng thể của tổ chức nhằm rà
soát, tái cấu trúc lại các hoạt động của tổ chức theo
hướng hiệu quả, minh bạch là xu hướng tất yếu trên
thế giới hiện nay. Bài viết đưa ra đề xuất về việc xây
dựng kiến trúc tổng thể CNTT ngành Tài chính giai
đoạn 2016 - 2020 trên cơ sở các định hướng chiến lược
phát triển ngành Tài chính đến năm 2020, hiện trạng
CNTT ngành Tài chính và tham khảo mô hình kiến
trúc tổng thể một số Chính phủ trên thế giới. Chúng
tôi hy vọng rằng, các kết quả nghiên cứu trên sẽ góp
phần gợi mở hướng tiếp cận mới trong công tác quy
hoạch, phát triển ứng dụng CNTT và là tài liệu tham
khảo có giá trị trong quá trình xây dựng kiến trúc
tổng thể ứng dụng CNTT ngành Tài chính trong thời
gian tới.
Tài liệu tham khảo:
1. Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 về ứng dụng CNTT trong hoạt
động của cơ quan nhà nước;
2. Nghị quyết số 36a/NQ-CP của Chính phủ ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử;
3. Nghị quyết số 19/NQ-CP các năm 2014, 2015 về những nhiệm vụ giải pháp chủ
yếu cải thiệnmôi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia;
4. Quyết định số 1819/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/10/2015 phê
duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà
nước giai đoạn 2016 – 2020;
5. Quyết định số 714/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/5/2015 về việc ban
hành Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát
triển Chính phủ điện tử;
6. Quyết định số 2402/2015/QĐ-BTC ngày 13/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
về việc duyệt Danh mục thủ tục hành chính đã được chuẩn hóa thuộc phạm vi
chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.
lộ trình chuyển đổi ứng dụng đang sử dụng công nghệ
lỗi thời, hoặc có mức độ ATTT thấp sang những công
nghệ theo các quy chuẩn đã ban hành hoặc những
công nghệ phù hợp (đối với các phần cứng, phầnmềm
chưa có quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn)
Thứ tư, về ATTT:
Các đơn vị cần chiếu theo mô hình kiến trúc ATTT
Bộ Tài chính phù hợp với giai đoạn 2016-2020 để bổ
sung các nội dung còn thiếu; Nâng cao nhận thức về
trách nhiệm đối với ATTT cho các bộ phận liên quan
trực tiếp đến ATTT như bộ phận phát triển ứng dụng,
quản lý hệ thống, quản lý mạng, quản lý CSDL, quản
lý dự án đầu tư CNTT, hỗ trợ kỹ thuật. Các đơn vị phải
tuân thủ đầy đủ các quy định về ATTT do Chính phủ,
Bộ Thông tin Truyền Thông và Bộ Tài chính ban hành,
tài liệu hóa các chính sách kỹ thuật của các hệ thống an
ninh mạng và xây dựng các quy trình cụ thể về ATTT
tại đơn vị. Bên cạnh đó, cần triển khai đầy đủ các dịch
vụ về ATTT đề xuất trong Kiến trúc tổng thể ATTT.
Đối với các dịch vụ không tự thực hiện được thì xem
xét đi thuê theo định hướng thuê dịch vụ của Chính
phủ. Đặc biệt, đề xuất thuê dịch vụ giám sát sự kiện
và phân tích sự cố ATTT (dịch vụ SOC) đối với các hệ
thống cần đảm bảo hoạt động sẵn sàng 24/7 và có mức
độ tác động đến xã hội lớn như Tổng cục Thuế, Tổng
cục Hải quan.
Ngoài ra, cần thúc đẩy triển khai hệ thống quản lý
định danh (Identity Management) cho toàn ngành Tài
chính. Hệ thống quản lý định danh và xác thực cần
có khả năng liên thông, tích hợp để tiến tới cung cấp
khả năng Single Sign-On cho người dùng các dịch vụ
của Bộ Tài chính. Cần đưa ra các tiêu chuẩn cho quản
lý định danh/xác thực và hệ thống tích hợp quản lý
định danh/xác thực để thực hiện kết nối, liên thông
HÌNH 3: KIẾN TRÚC TỔNG THỂ CNTT NGÀNH TÀI CHÍNH GIAI
ĐOẠN 2016 - 2020
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả
1...,40,41,42,43,44,45,46,47,48,49 51,52,53,54,55,56,57,58,59,60,...90
Powered by FlippingBook