TCTC ky 1 thang 10-2016 - page 53

TÀI CHÍNH -
Tháng 10/2016
55
Nhằm khắc phục hạn chế và tạo thuận lợi hơn
cho hoạt động của Ban kiểm soát, Luật DN (sửa đổi)
đã bổ sung quy định chi tiết hơn và bổ sung một
số quyền của Ban kiểm soát như: Tham dự và thảo
luận tại các cuộc họp của Hội đồng thành viên, cuộc
họp của công ty; nhiệm vụ đánh giá hiệu lực và hiệu
quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội
bộ, quản lý rủi ro và cảnh báo sớm của công ty. Các
Điều 165: Quyền và nhiệm vụ của Ban kiểm soát
(Điều 123 Luật DN 2005); Điều 166: Quyền được
cung cấp thông tin của Ban kiểm soát (Điều 124 Luật
DN 2005).
Về việc bảo vệ các quyền lợi của cổ đông
Tuy đã có những nỗ lực lớn về hoàn thiện chính
sách, luật pháp liên quan, nhưng mức độ bảo vệ lợi
ích của nhà đầu tư ở nước ta vẫn liên tục bị xếp
hạng rất thấp so với các quốc gia trong khu vực và
thế giới. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, mức
độ bảo vệ nhà đầu tư ở nước ta xếp ở vị trí thứ 160
trong 189 quốc gia, nền kinh tế. Đối với Luật DN,
một số quy định liên quan chưa tạo thuận lợi cho
cổ đông thực hiện quyền khởi kiện người quản lý
trong trường hợp cần thiết; trình tự, thủ tục khởi
kiện còn phức tạp, kéo dài, tốn kém.
Để hoàn thiện chính sách, luật pháp liên quan
nhằm tăng cường hiệu quả bảo vệ lợi ích của nhà
đầu tư ở nước ta, cải thiện thực trạng bị xếp hạng rất
thấp so với các quốc gia trong khu vực và thế giới.
Các giải pháp khắc phục các bất cập đã được Luật
DN 2014 sửa đổi, bổ sung cụ thể như sau:
Về tỷ lệ quy định đối với điều kiện tiến hành họp
Đại hội đồng cổ đông và tỷ lệ biểu quyết thông qua
tại Đại hội đồng cổ đông: Cổ đông là người đã góp
vốn vào công ty cổ phần nên họ có quyền lợi đối với
công ty tương ứng với phần vốn góp của mình. Tuy
nhiên, đặc trưng của công ty cổ phần là sự tách bạch
giữa sở hữu và quản lý, có những lúc người quản
lý, bao gồm HĐQT, Ban giám đốc và các chức danh
quản lý khác không hành động vì mục tiêu tối đa
hóa của cải cho các cổ đông. Lúc này, các xung đột
về lợi ích giữa cổ đông và người quản lý xuất hiện
và phần lớn các trường hợp, người bị thiệt hơn cả là
các cổ đông mà đặc biệt là các cổ đông thiểu số. Hơn
nữa, do quyền của các cổ đông được tính tương ứng
với số vốn đã góp vào công ty nên các cổ động thiểu
số càng bị áp đảo bởi các cổ đông kiểm soát với số
vốn góp nhiều hơn.
Để bảo đảm quyền lợi cho các cổ đông thiểu số
này, Điều 144 Luật DN 2014 đã sửa đổi tỷ lệ quy
định đối với điều kiện tiến hành họp đại hội đồng
cổ đông. Nếu trước đây theo Điều 102 Luật DN
năm 2005 quy định: Cuộc họp đại hội đồng cổ đông
Về hình thức họp hội nghị trực tuyến: Luật DN
2014 đã thừa nhận giá trị pháp lý của cuộc họp Đại
hội đồng cổ đông, HĐQT dưới hình thức hội nghị
trực tuyến hoặc phương tiện thông tin tương tự
khác (Điều 140, 153 Luật DN).
Để tăng cường tiếp cận thông tin cho các cổ đông,
Luật mới đã có sự bổ sung yêu cầu công khai hóa
thông tin kịp thời và đầy đủ đối với công ty cổ phần
để tương thích với thông lệ quốc tế tốt như: điều lệ
DN, danh sách thành viên HĐQT, Giám đốc/Tổng
giám đốc, thành viên ban kiểm soát, cổ đông nước
ngoài, cổ đông lớn (Điều 171 Luật DN 2014).
Một số nội dung sửa đổi cụ thể có ý nghĩa quan
trọng, liên quan trực tiếp đến bảo vệ nhà đầu tư cổ
đông công ty theo Luật DN 2014 như sau:
Về mô hình quản trị công ty
Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần (Điều 95
Luật DN 2005) theo tinh thần mới tại Điều 134 Luật
DN 2014: Thông lệ quốc tế cho thấy, hiện nay có 2
mô hình quản trị công ty cổ phần phổ biến là: Mô
hình đơn hội đồng (Đại hội đồng cổ đông, HĐQT,
giám đốc/tổng giám đốc) và mô hình đa hội đồng
(Đại hội đồng cổ đông, HĐQT, Ban kiểm soát và
giám đốc, tổng giám đốc) như miêu tả trong sơ đồ
sau đây.
Theo Luật DN 2005, công ty cổ phần được tổ
chức theo một mô hình duy nhất là mô hình đa
hội đồng. Thực tế cho thấy, áp dụng duy nhất mô
hình quản trị đa hội đồng như hiện nay không
còn phù hợp thực tế đa dạng của DN về quy mô,
tính chất sở hữu và sự đa dạng của cách thức quản
trị công ty. Ngoài ra, quy định này của Luật DN
không phù hợp phát triển thông lệ quốc tế tốt khi
nhiều quốc gia cho phép công ty cổ phần được tùy
ý lựa chọn áp dụng một trong 2 mô hình quản trị
nói trên.
Do đó, nội dung đổi mới cơ bản của Luật DN
2014 là bổ sung thêm mô hình quản trị DN theo mô
hình quản trị đơn hội đồng đối với công ty cổ phần
để phù hợp với thực tiễn của quốc tế và tăng thêm
lựa chọn cho nhà đầu tư. Theo dự thảo Luật DN
2014, công ty cổ phần toàn quyền lựa chọn áp dụng
mô hình quản trị đơn hội đồng hoặc đa hội đồng.
Về nhiệm kỳ và số lượng thành viên HĐQT (Điều
109 Luật DN 2005) và cơ cấu, tiêu chuẩn và điều
kiện làm thành viên HĐQT (Điều 110 Luật DN 2005)
được sửa đổi bằng các Điều 150; Điều 151 Luật DN
2014. Thay đổi cơ bản của 2 Điều khoản này là bổ
sung thêm nội dung về thành viên độc lập HĐQT để
phù hợp với nội dung sửa đổi của dự thảo Luật DN
2014 tại Điều 134 về bổ sung mô hình quản trị đơn
hội đồng để thêm lựa chọn cho các công ty.
1...,43,44,45,46,47,48,49,50,51,52 54,55,56,57,58,59,60,61,62,63,...90
Powered by FlippingBook