TCTC ky 1 thang 10-2016 - page 56

58
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
đáng kể cũng như ở vị trí cao nhất trong các tiêu
chí, hiện đứng hạng 28/190 quốc gia và tăng 8
hạng so với năm trước. Sử dụng các dữ liệu về
kinh tế thực trong nước được thu thập từ nguồn
Tổng Cục thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), dữ
liệu về tiền tệ được thu thập từ nguồn Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam từ quý I/2005 đến hết quý
II/2016, kết quả mô hình tự hồi quy vectơ (gồm
các biến tăng trưởng GDP (RGDP), tỷ lệ lạm phát
(CPI), tín dụng (CRED), xuất khẩu (X) cho thấy,
tín dụng ngân hàng đóng vai trò lớn trong tăng
trưởng kinh tế, khoảng 18,87% vào tăng trưởng
kinh tế với độ trễ 4 quý (1 năm) và tiếp tục đóng
góp ở mức lớn nhất là 32,55% vào GDP với độ trễ
8 quý (2 năm) sau đó mới giảm dần.
Như vậy, tín dụng mạnh mẽ hơn cho doanh
nghiệp, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
trong khi lượng tiền cung ứng được điều hành
hợp lý có vai trò quan trọng trong việc ổn định
và kiểm soát lạm phát.
Những yêu cầu đặt ra với ngành Ngân hàng
Tuy nhiên, theo cách đánh giá của Worldbank
có một vấn đề cần lưu ý, đó là nếu một quốc
gia không thay đổi trong khi các quốc gia khác
thực hiện cải cách, thì quốc gia đó sẽ tụt hạng
rất nhanh. Rà soát lại các tiểu mục trong chỉ tiêu
“tiếp cận tín dụng” của Worldbank, các vấn đề
thể chế liên quan trực tiếp đến ngành Ngân hàng
hầu như đã hết “dư địa” để cải cách. Những nội
dung còn lại chưa đạt yêu cầu liên quan đến các
vấn đề thể chế khác, trong đó đặc biệt đáng quan
ngại là một số quy định thiếu hoặc chưa phù hợp
với qua điểm đánh giá của Worldbank tại Bộ Luật
Dân sự sửa đổi cũng như sự phối hợp thông tin
tế dẫn đầu về cải cách (5 cải cách), nhiều hơn cả
Hongkong - Trung Quốc (4 cải cách) và Indonesia
(3 cải cách). Theo đánh giá của Worldbank, chỉ
số của Việt Nam hiện ở mức điểm 62,1, cao hơn
Indonesia, Philippines, Sri Lanka, Campuchia,
Ấn Độ, Lào, Myanmar và Bangladesh.
Kết quả của báo cáo môi trường kinh doanh
của Worldbank cũng đồng thuận cao với chỉ số
hoán đổi rủi ro tín dụng và chỉ số môi trường
kinh doanh của EuroCham.
Điều này phản ánh niềm tin của nhà đầu tư
nước ngoài ngày càng được nâng cao: (i) Chỉ số
hoán đổi rủi ro tín dụng phản ánh rủi ro tín dụng
quốc gia giảm mạnh từ mức 400 điểm trong năm
2011 và giảm trên 60% so với mức đỉnh cao 550
điểm trong năm 2009 xuống ổn định dưới mức
200 điểm; (ii) Chỉ số môi trường kinh doanh của
EuroCham đã tăng đáng kể trong trong năm
2014, đạt mốc kỷ lục tại quý III/2014 và duy trì
ổn định trong giai đoạn 2015-2016, phản ánh tâm
lý lạc quan về môi trường kinh doanh của doanh
nghiệp FDI trong những năm trở lại đây.
Báo cáo Môi trường kinh doanh 2016 khẳng
định, tiêu chí “tiếp cận tín dụng” đã thăng hạng
BẢNG 1: PHÂN RÃ PHƯƠNG SAI CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GDP
Variance Decomposition of LOG(RGDP):
Period
S.E.
LOG(RGDP)
LOG(CPI)
LOG(CRED)
LOG(X)
1
0.005413
100.0000
0.000000
0.000000
0.000000
2
0.006247
78.33403
3.206329
1.216557
17.24309
3
0.006537
72.03760
2.975140
8.739999
16.24726
4
0.007714
53.44328
15.93232
18.86627
11.75813
5
0.010785
61.90585
15.33660
16.28831
6.469244
6
0.011811
53.21463
19.19415
20.69685
6.894371
7
0.012519
47.57467
17.80900
28.46280
6.153536
8
0.013515
41.33038
20.81673
32.55721
5.295676
9
0.015526
48.55953
19.28065
28.11711
4.042705
10
0.016310
44.90539
20.92917
28.65858
5.506860
Cholesky Ordering: LOG(RGDP) LOG(CPI) LOG(CRED) LOG(X)
Mười tiêu chí được Worldbank sử dụng để
đánh giá mức độ thuận lợi của môi trường kinh
doanh, bao gồm: (i) Khởi nghiệp kinh doanh;
(ii) Tiếp cận tín dụng; (iii) Bảo vệ các nhà đầu
tư; (iv) Nộp thuế; (v) Giao thương, thương mại
qua biên giới; (vi) Xin cấp phép xây dựng, (vii)
Bảo vệ quyền tài sản, (viii) Đảm bảo thực hiện
hợp đồng; (ix) Tiếp cận điện năng; (x) Giải
quyết tình trạng phá sản.
1...,46,47,48,49,50,51,52,53,54,55 57,58,59,60,61,62,63,64,65,66,...90
Powered by FlippingBook