TCTC ky 1 thang 10-2016 - page 58

60
KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ
tại một số quốc gia
Nhật Bản
Sự phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa (CSTK)
và chính sách tiền tệ (CSTT) là yếu tố quan trọng để
khôi phục sự ổn định của kinh tế nước này sau khủng
hoảng tài chính toàn cầu. Theo đó, tháng 01/2009,
Chính phủ Nhật Bản đã quyết định thông qua “CSTK
trung và dài hạn - tổng quan về kinh tế và tài khóa
trong vòng 10 năm tới”, nhằm tiếp tục khôi phục
kinh tế và củng cố vị thế của nước này. Cụ thể, về
ngắn hạn, ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Nhật Bản
là tập trung vào khôi phục kinh tế trong vòng 3 năm
(kể từ năm 2009). Các giải pháp để đạt mục tiêu này
thông qua việc thực hiện các gói kích thích kinh tế,
nhằm hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn do khủng
hoảng tài chính thông qua 3 gói kích thích kinh tế trị
giá 75.000 tỷ Yên, bao gồm việc giảm thuế, cấp một
khoản tiền trợ cấp nhất định cho một số đối tượng,
trợ cấp nhà ở và chi tiêu cho người thất nghiệp, hỗ
trợ các doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ, chương trình
hỗ trợ việc làm...
Về trung và dài hạn, CSTK của Nhật Bản hướng
tới mục tiêu tập trung thu ngân sách. Trong bối cảnh
thu thuế giảm mạnh do khủng hoảng và suy giảm
kinh tế, mục tiêu tập trung thu ngân sách của Chính
phủ Nhật bản được đặc biệt chú trọng, để đạt được
mức thặng dư ngân sách cơ bản vào năm 2011. Tuy
nhiên, Chính phủ Nhật Bản cũng chú trọng cân đối
giữa hai mục tiêu, đảm bảo phục hồi kinh tế trong
ngắn hạn, song không trì hoãn mà sẽ thực hiện CSTK
thắt chặt đúng thời điểm nhằm duy trì kỷ luật tài
chính và đạt mức thặng dư ngân sách cơ bản.
Bên cạnh những tác động của cuộc khủng hoảng
kinh tế - tài chính toàn cầu, nền kinh tế Nhật Bản còn
chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi động đất và sóng
thần hồi tháng tháng 03/2011. Thảm họa thiên tai này
đã tàn phá, nghiêm trọng đến cơ sở hạ tầng của nước
này và gây thiệt hại lớn về kinh tế đổi mới nước này.
Để vực dậy nền kinh tế nước này sau thảm họa động
đất, sóng thần, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định
thông qua gói ngân sách bổ sung 778 tỷ Yên (tương
đương với 6,58 tỷ USD). Trong đó, 700 tỷ Yên (5,9 tỷ
USD) được dùng để hỗ trợ tái thiết các DN bị ảnh
hưởng bởi động đất, sửa chữa cơ sở hạ tầng bị hư hại
cũng như khắc phục thiệt hại đối với ngành Nông
nghiệp; 78 tỷ Yên (0,6 tỷ USD) được chi vào việc giúp
người dân tái thiết cuộc sống, xây dựng nhà tạm và
các trung tâm sơ tán.
Tiếp đến, Hạ viện Nhật Bản đã thông qua khoản
ngân sách bổ sung trị giá 3.500 tỷ Yên (khoảng 29,6 tỷ
USD) cho năm tài khóa 2015 (kết thúc vào cuối tháng
3/2016). Khoản ngân sách này được dùng để phục vụ
cho việc trợ cấp người cao tuổi thu nhập thấp, hỗ trợ
nông dân ứng phó với các tác động từ Hiệp định Đối
tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Cùng với CSTK mở rộng, CSTT tiếp tục được
Chính phủ Nhật Bản nới lỏng nhằm hỗ trợ cho các
hoạt động tái thiết nền kinh tế. Theo đó, Ngân hàng
Trung ương Nhật Bản (BOJ) tiếp tục giữ mức lãi suất
thấp từ 0 - 0,1%, đồng thời cung cấp thanh khoản cho
thị trường bằng các đợt “bơm” tiền liên tục sau thảm
họa kép năm 2011. Với cam kết thúc đẩy phục hồi tài
chính trong năm 2014, Chính phủ Nhật Bản đã hạn
chế phát hành trái phiếu chính phủ mới ở mức 41.250
tỷ Yên, giảm 1.600 tỷ Yên so với tài khóa 2013, do
doanh thu thuế giảm.
Tuy nhiên, đến tháng 2/2016, BOJ đã quyết định
áp dụng chính sách lãi suất âm lần đầu tiên. Theo đó,
KINHNGHIỆMPHỐI HỢP ĐIỀUHÀNH
CHÍNH SÁCHTÀI KHÓA, TIỀNTỆ TẠI MỘT SỐNƯỚC
ThS. PHẠM TIẾN ĐẠT
Trước những biến động khó lường của kinh tế toàn cầu, một số quốc gia đã đưa ra các chính sách
vĩ mô để kích thích tăng trưởng kinh tế. Trong đó, giải pháp được cho là hữu hiệu nhất là việc phối
hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Kinh nghiệm của một số nước về việc phối hợp
điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ là những bài học hữu ích cho các cơ quan chức
năng, nhà hoạch định chính sách của Việt Nam tham khảo.
Từ khóa: Tăng trưởng kinh tế, chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, doanh nghiệp
1...,48,49,50,51,52,53,54,55,56,57 59,60,61,62,63,64,65,66,67,68,...90
Powered by FlippingBook