TCTC ky 1 thang 10-2016 - page 6

8
THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HÓA, THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP
doanh; hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, cung ứng
các sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội,
quốc phòng, an ninh đối với DN hoạt động công ích.
Mục tiêu thứ ba,
hoàn thiện mô hình quản lý giám
sát vốn, tài sản nhà nước đầu tư tại DN theo nguyên
tắc: i) Hình thức cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn
nhà nước độc lập, để tách bạch chức năng quản lý
nhà nước và chức năng quyền đại diện chủ sở hữu
vốn nhà nước tại DN; ii) Củng cố và tăng cường
cơ quan tài chình chính quản lý, giám sát, kiểm tra,
kiểm soát bảo đảm công khai, minh bạch về đầu tư,
tài chính và các hoạt động của DNNN.
Các nhóm giải pháp chính góp phần đẩy nhanh
tiến độ sắp xếp, CPH DNNN giai đoạn 2016-2020
cụ thể gồm:
Thứ nhất,
phân loại DN vốn nhà nước hiện có
theo các nhóm sau:
- Nhóm DNNN tiếp tục nắm giữ 100% vốn điều
lệ theo quy định tại Điều 10 Luật Quản lý, sử dụng
vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại
DN năm 2014 hoạt động trong các lĩnh vực quốc
phòng, an ninh; cung ứng sản phẩm, dịch vụ công
ích thiết yếu cho xã hội; lĩnh vực ứng dụng công
nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển nhanh
cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế.
- Nhóm DN thực hiện sắp xếp, CPH, Nhà nước
nắm giữ từ 65% tổng số cổ phần trở lên, hoạt động
trong các ngành, lĩnh vực như quản lý khai thác các
cảng hàng không, sân bay; dịch vụ khai thác khu
bay; dịch vụ thông tin dẫn đường, giám sát, dịch
vụ khí tượng hàng không; tài nguyên quốc gia; tài
chính, ngân hàng.
- Nhóm DN thực hiện sắp xếp, CPH, Nhà nước
nắm giữ trên 50% đến dưới 65% tổng số cổ phần,
hoạt động trong các ngành, lĩnh vực quan trọng,
đảm bảo cân đối lớn của nền kinh tế như sản xuất
hóa chất cơ bản, dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng;
thuốc lá điếu; lương thực; xăng dầu; đảm bảo nhu
cầu thiết yếu cho phát triển sản xuất và nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc ở
miền núi, vùng sâu, vùng xa, gắn với quốc phòng,
an ninh; kinh doanh bán lẻ điện.
- Nhóm các DN còn lại, khi sắp xếp, cổ phần
hóa, căn cứ tình hình cụ thể và khả năng thị
trường để Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều
lệ đến không giữ cổ phần, hoặc áp dụng hình thức
sắp xếp khác phù hợp như chuyển thành công ty
trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên, bán, giải
thể, phá sản.
Thứ hai,
việc thoái vốn phải thực hiện theo
nguyên tắc thị trường: Thoái vốn nhà nước đầu tư
tại các DN và vốn của các DNNN đầu tư vào các
Định hướng, giải pháp cho giai đoạn 2016-2020
Triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ XII, các nghị quyết của Quốc hội về phát
triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020, việc tiếp
tục đẩy mạnh cơ cấu lại DNNN là một trong các nội
dung trọng tâm của tái cơ cấu nền kinh tế và cần
phải đảm bảo theo các định hướng và mục tiêu sắp
xếp sau:
Thứ nhất,
DNNN chỉ tập trung vào những lĩnh
vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng
và quốc phòng, an ninh; những lĩnh vực mà DN
thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư.
Thứ hai,
đẩy mạnh CPH, bán vốn tại những DN
mà Nhà nước không cần nắm, hoặc không cần giữ
cổ phần chi phối, kể cả những DN đang kinh doanh
có hiệu quả. Hoàn thiện thể chế định giá đất đai,
tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong CPH theo
nguyên tắc thị trường. Tách bạch nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh và nhiệm vụ chính trị, công ích.
Thứ ba,
tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn
của Nhà nước và chức năng quản lý nhà nước, chức
năng quản trị kinh doanh của DNNN; sớm xóa bỏ
chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước của các
bộ, UBND đối với vốn, tài sản nhà nước tại các DN.
Thành lập một cơ quan chuyên trách làm đại diện
chủ sở hữu đối với DNNN. Kiện toàn đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, quản lý và nâng cao năng lực quản trị
DNNN phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
Thứ tư,
tăng cường quản lý, giám sát, kiểm tra,
kiểm soát bảo đảm công khai, minh bạch về đầu tư,
tài chính và các hoạt động của DNNN.
Định hướng trên đặt ra yêu cầu, các giải pháp
triển khai và phải đảm bảo được các mục tiêu sau:
Mục tiêu thứ nhất,
DNNN có cơ cấu hợp lý hơn,
tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt, cung cấp
sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội và
quốc phòng, an ninh, làm nòng cốt để kinh tế nhà
nước thực hiện được vai trò chủ đạo, là lực lượng
vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng, điều
tiết nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô.
Mục tiêu thứ hai,
nâng cao sức cạnh tranh, tỷ suất
lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đối với DN kinh
Tính chung cả giai đoạn 2011 – 2015 đã có
488 doanh nghiệp nhà nước được cấp có thẩm
quyền phê duyệt phương án cổ phần hoá. Tổng
giá trị thực tế của 488 doanh nghiệp đã được
cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ
phần hoá là 758.013 tỷ đồng và giá trị thực tế
phần vốn nhà nước là 187.418 tỷ đồng.
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,...90
Powered by FlippingBook