TCTC ky 1 thang 10-2016 - page 62

64
KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
cho thấy, tùy thuộc vào tiềm năng, lợi thế, mỗi quốc
gia đều lựa chọn cho mình những cách thức bảo vệ,
cải thiện môi trường riêng trong quá trình phát triển
NNNT phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
của từng quốc gia. Có thể rút ra một số bài học trong
phát triển NNNT gắn với BVMT như sau:
Thứ nhất,
cần chú trọng vai trò quản lý của Nhà
nước trong việc phát triển NNNT gắn với BVMT.
- Thực hiện lồng ghép đồng thời 2 mục tiêu vừa
phát triển NNNT vừa phải BVMT, không thể hy sinh
mục tiêu này để thực hiện mục tiêu kia và ngược lại.
Phát triển NNNT phải gắn với BVMT và môi trường
trong sạch sẽ thúc đẩy phát triển NNNT.
- Thường xuyên kiểm tra và tiến hành quan trắc môi
trường trong phát triển NNNT để xử lý đúng lúc theo
từng mức độ ô nhiễm môi trường một cách kịp thời.
Thứ hai,
chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
trình độ nghiệp vụ cho cán bộ các ngành, địa phương
về công tác BVMT trong phát triển sản xuất; đồng thời,
nâng cao ý thức BVMT cho cả hệ thống chính trị, cộng
đồng dân cư và đặc biệt là nông dân và DN.
Thứ ba,
xây dựng các khu sản xuất tập trung để tập
trung đủ vốn, kỹ thuật, và nhân lực có trình độ nhằm
đảm bảo vừa phát triển NNNT vừa xử lý môi trường
hiệu quả như: xây dựng, phát triển hợp tác xã, các
trang trại, các khu công nghiệp hiện đại...
Thứ tư,
trong quá trình phát triển NNNT cần chú
trọng áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật,
công nghệ mới vào sản xuất như công nghệ sinh học,
công nghệ sản xuất sạch... nhằm nâng cao năng suất,
chất lượng mà vẫn bảo vệ được môi trường sinh thái.
Chú ý lựa chọn những giống cây, giống con có chất
lượng cao. Xây dựng các mô hình sản xuất sạch theo
tiêu chuẩn quốc tế như GAP. Global. Chứng nhận đạt
chuẩn Global G.A.P (gọi tắt là GAP) được coi là một
tấm vé thông hành đưa nông sản thâm nhập vào mọi
thị trường.
Thứ năm,
đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng
NNNTmà đặc biệt là hệ thống thủy lợi, đê bao... Trong
bối cảnh biến đổi khí hậu, một hệ thống kết cấu hạ tầng
vững chắc sẽ là cơ sở và điều kiện vật chất quan trọng
bảo đảm có thể phát triển nông nghiệp theo hướng
hiện đại và bền vững.
Tài liệu tham khảo:
1. Phạm Thị Thanh Bình (2015), Chính sách phát triển nông nghiệp bền vững Israel
và nhân tố tác động, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học, Tạp chí Cộng sản và Tỉnh ủy Hà
Nam, Hà Nam, tr.189-206;
2. ‘’12 cách người Isarel thay đổi nền nông nghiệp thế giới’’,
;
3. Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, “Thái Lan với chính sách phát triển công nghiệp
nông thôn”, http: //iasvn.org;
4. “Phong trào đổi mới nông thôn Hàn Quốc”,
.
chức năng BVMT trong sản xuất nông nghiệp, giảm ô
nhiễm môi trường và khuyến khích các chủ trang trại
hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững.
Hiện nay, Chính phủ Hàn Quốc đang mở rộng
các nguồn vốn để xây dựng các thiết bị xử lý nhằm
tăng tỷ lệ xử lý rác thải chăn nuôi. Bên cạnh đó, lập
kế hoạch xây dựng các dự án cải tạo đất cho toàn
bộ đất trồng trọt ít nhất 6 năm/lần. Để quản lý được
chất lượng nước nông nghiệp, các địa điểm được đo
chất lượng nước đã được tăng lên đáng kể. Từ kinh
nghiệm Hàn Quốc đã cho thấy, yếu tố quan trọng
nhất tạo động lực cho phát triển nông thôn là phải
phát động được tinh thần làm chủ, ý chí sáng tạo tự
tin và đoàn kết cộng đồng của nông dân. Đồng thời,
phát huy vai trò của nhiều chủ thể: sự hỗ trợ của Nhà
nước về vốn đầu tư, phổ biến kiến thức, luật, khung
khổ pháp lý…vai trò của chủ thế chính là người nông
dân cần nhận thức đúng, thay đổi tập quán cách thức
sản xuất lạc hậu, chủ động, sáng tạo theo tình hình
phát triển, dám nghĩ dám làm.
Thái Lan
Sản xuất nông nghiệp của Thái Lan trong mấy thập
kỷ qua phát triển tương đối ổn định vì có những thuận
lợi về điều kiện tự nhiên, đồng thời, cũng do Chính
phủ nước này đã xây dựng được cho mình một chiến
lược phát triển nông nghiệp đúng đắn. Cụ thể như sau:
Thứ nhất,
chính sách đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm. Với mục đích khuyến khích các nhà chế biến và
nông dân có hành động kiểm soát chất lượng vệ sinh
thực phẩm để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu, Chính phủ thường xuyên
thực hiện chương trình quảng bá vệ sinh an toàn thực
phẩm, phát động chương trình “Năm an toàn thực
phẩm và Thái Lan là bếp ăn của thế giới”...
Thứ hai,
chính sách cơ cấu lại công nghiệp nông
thôn. Chính phủ Thái Lan đã tập trung vào các
công việc: cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển
NNNT, xem xét, đánh giá đầy đủ các nguồn tài
nguyên, những kỹ năng truyền thống, nội lực, tiềm
năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị… Từ đó, tập
trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất
hàng nông sản, thủy sản, hải sản phục vụ xuất khẩu
và tiêu dùng trong nước.
Thứ ba,
công tác đào tạo kỹ thuật, nâng cao nhận
thức cho người nông dân được coi trọng. Nhiều trường
đại học, cao đẳng, trung học mở các khóa học tại chỗ về
kỹ thuật canh tác, chuyển giao công nghệ nhằm thu hút
và nâng cao trình độ nguồn nhân lực nông nghiệp…
Một số bài học
Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia
1...,52,53,54,55,56,57,58,59,60,61 63,64,65,66,67,68,69,70,71,72,...90
Powered by FlippingBook