TCTC ky 1 thang 10-2016 - page 64

66
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
al (2008), DeYoung và Rice (2004).
Biến VON là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài
sản. Biến này cho thấy, mức độ đòn bẩy tài chính
của một ngân hàng. Một tỷ lệ đòn bẩy cao thể
hiện rủi ro cao. Biến này cũng được sử dụng trong
hầu hết các nghiên cứu gần đây như nghiên cứu
của Sanya và Wolfe (2011), Chiorazzo et al (2008),
Stiroh (2004b).
Biến TTR là tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của tổng
tài sản. Biến này đại diện cho hành vi chấp nhận rủi
ro các nhà quản lý ngân hàng. Một tỷ lệ tăng trưởng
cao thường dẫn đến một thái độ chấp nhận rủi ro
cao như theo nghiên cứu của Busch và Kick (2009),
Chiorazzo et al (2008), Stiroh (2004b).
Biến VNO là tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tài sản.
Biến này đại diện cho các tác động của chiến lược
cho vay đến hiệu suất điều chỉnh rui ro ngân hàng
như theo nghiên cứu của Sanya và Wolfe (2011),
Chiorazzo et al (2008), Stiroh (2004b).
Biến LQD là lãi suất qua đêm của ngân hàng
Trung ương quan sát thấy ở cuối mỗi năm trong giai
đoạn mẫu. Biến này nắm bắt được những tác động
của chính sách lãi suất của ngân hàng Trung ương
đến ngân hàng. Biến này được sử dụng như đề suất
của Gurruz et al (2013).
Biến KHT là một biến giả trong giai đoạn khủng
hoảng tài chính toàn cầu. Nó bằng 1 trong 2008-2009
và 0 nếu ngược lại.
Biến SNN là một biến giả, biến mang giá trị bằng 1
được tác giả xử lý bằng cách xem tổng giá trị các
ngân hàng trước sáp nhập là một ngân hàng duy
nhất. Các biến được xây dựng dựa trên đề xuất của
Gurruz et al (2013).
Để đo mức độ đa dạng hóa thu nhập, bài nghiên
cứu giả định rằng, có hai thành phần chính của
thu nhập thuần từ hoạt động của ngân hàng. Đó
là, thu nhập ròng từ lãi (TNTL) và thu nhập ngoài
lãi (TNNL). Biến TNTL được tính bằng tổng doanh
thu cho vay trừ đi chi phí lãi vay, trong khi biến
TNNL được tính bằng tổng của chi phí khác ngoài
lãi. Tổng của TNTL và TNNL là thu nhập thuần từ
hoạt động của ngân hàng (TTN). Để đo lường mức
độ đa dạng hóa thu nhập, bài nghiên cứu sử dụng
chỉ số Herfindahl Hirschman Index (HHI) cho tất cả
các ngân hàng. Chỉ số HHI được tính như sau:
Chỉ số HHI có giá trị từ 0.5 đến 1. Nếu ngân hàng
có HHI gần 0.5 nghĩa là ngân hàng có mức đa dạng
hóa thu nhập cao, ngược lại ngân hàng có giá trị
HHI gần bằng 1 thì ngân hàng đó có mức độ đa
dạng hóa thu nhập thấp.
Để đo lường hiệu quả điều chỉnh rủi ro, nghiên
cứu sử dụng các chỉ số tài chính ROE và ROA. Để
tính toán hiệu quả điều chỉnh rủi ro, trước hết bài
viết tính toán mức biến động của mỗi tỷ số cho mỗi
ngân hàng như là độ lệch chuẩn của ROA và ROE
cho thời kỳ mẫu. Sau đó chia mỗi quan sát cho tổng
biến động tương ứng như sau:
Với
là chỉ số đo lường
hiệu quả điều chỉnh rủi ro về ROE và ROA tương
ứng cho ngân hàng i tại năm t.
là độ lệch chuẩn của ROE và ROA cho ngân hàng i.
Dựa trên các nghiên cứu trước đây, bài viết bổ
sung thêm các biến kiểm soát trong mô hình như sau:
Biến TTS là logarit tự nhiên của tổng tài sản ngân
hàng, biến kiểm soát này đại diện cho những ảnh
hưởng của quy mô ngân hàng trong mô hình. Biến
này được sử dụng trong hầu hết các nghiên cứu
trước đây. Các ngân hàng lớn có thể phải quản lý
rủi ro và đa dạng hóa các cơ hội tốt hơn như theo
nghiên cứu của Sanya và Wolfe (2011), Chiorazzo et
BẢNG 1: KẾT QUẢ MÔ HÌNH GMM
Biến
RAROA
RAROE
RAROAt-1
0.4532*
(1.45)
RAROEt-1
0.3474*
(1.68)
HHI
5.2154**
(2.86)
2.4317**
(-2.65)
TTS
0.3657***
(2.14)
0.5217***
(2.45)
VON
1.4326
(-0.57)
1.8462
(0.52)
TTR
0.1254
(0.41)
0.4367**
(3.23)
VNO
0.1436
(-2.73)
0.2015
(-2.16)
LQD
1.2017
(4.32)
1.3287
(3.89)
KHT
0.7234**
(1.43)
0.8254**
(1.67)
SNN
-1.0236
(-1.23)
-0.8926
(-0.84)
***, **, * tương ứng mức ý nghĩa là 1%, 5% và 10%
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả
1...,54,55,56,57,58,59,60,61,62,63 65,66,67,68,69,70,71,72,73,74,...90
Powered by FlippingBook