TCTC ky 1 thang 10-2016 - page 68

70
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
doanh của HPM tăng trưởng khá tích cực. Cụ thể,
năm 2013, doanh thu thuần 1,4 tỷ đồng và lợi nhuận
sau thuế 0,1 tỷ đồng; sang năm 2014, các chỉ tiêu
tương ứng tăng trưởng hơn 252% và 343%, lần lượt
đạt 4,95 tỷ đồng và 0,44 tỷ đồng. Năm 2015 và năm
2016, HPM dự kiến sẽ chia cổ tức 10%.
Ngày 9/6/2016, cổ phiếu MGC của CTCP Địa chất
Mỏ - TKV trở thành cổ phiếu thứ 306 chính thức
tham gia giao dịch trên thị trường UPCoM với giá
tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 10.000
đồng/cổ phiếu. MGC - Công ty con của Tập đoàn
Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (với tỷ
lệ góp vốn 86,6%) là một trong những DNNN điển
hình thực hiện theo Quyết định 51/2014/QĐ-TTg
ngày 15/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc
thúc đẩy các DNNN sau khi chuyển thành CTCP
phải lên giao dịch trên TTCK tập trung. Trước đó,
ngày 19/11/2015, MGC đã tổ chức phiên đấu giá bán
cổ phần lần đầu ra công chúng với giá đấu thành
công bình quân 10.083 đồng/cổ phiếu. Chưa đầy 7
tháng sau đó, MGC chính thức tham gia giao dịch
trên thị trường UPCoM khối lượng đăng ký giao
dịch là 10,8 triệu cổ phiếu, tương ứng với tổng giá
trị đăng ký giao dịch đạt 108 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính của Công ty này, trong 2
năm 2014 và 2015, MGC đạt doanh thu lần lượt là
432,8 tỷ đồng và 454,4 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế
7,3 tỷ đồng; ROE 9%. Năm 2016, Công ty đã thống
nhất kế hoạch doanh thu ước đạt 444,8 tỷ đồng; lợi
nhuận sau thuế 8 tỷ đồng, tỷ lệ trả cổ tức 5%. Mới
đây nhất, ngày 28/7/2016, 200 triệu cổ phiếu KSV
của Tổng Công ty Khoáng sản TKV cũng đã chính
thức khai trương giao dịch trên thị trường UPCoM
với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là
13.000 đồng/cổ phiếu. KSV hiện là DN được xếp vị
trí hàng đầu trong nước về khai thác, tuyển luyện,
gia công chế biến khoáng sản kim loại màu và kim
loại quý hiếm như: đồng, thiếc, kẽm, chì, vàng, bạc...
Như vậy, sau gần 10 tháng kể từ thời điểm tiến hành
cổ phần hóa và chuyển đổi mô hình hoạt động từ
DNNN sang CTCP, KSV đã nhanh chóng chính thức
giao dịch nhằm minh bạch hoá thông tin, tìm kiếm
cơ hội nguồn vốn nhằm nâng cao tiềm lực tài chính,
đẩy mạnh hoạt động sản xuất, nâng cao hiệu quả
kinh doanh, minh bạch trong quản trị DN...
Đâu là nguyên nhân?
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực khoáng sản,
có thể chỉ ra hàng loạt lý do khiến cho hoạt động của
DN khoảng sản gặp nhiều khó khăn trong thời gian
qua, cụ thể:
Một là,
chính sách mới về điều kiện xuất khẩu
Kỳ vọng từ những doanh nghiệp tiềm năng
Thực tế cho thấy, trên TTCK hiện nay, một số cổ
phiếu của DN khoáng sản có hoạt động hiệu quả,
sức khoẻ tài chính tốt vẫn thu hút được sự quan tâm
của NĐT trong và ngoài nước. Chẳng hạn, CTCP
Đá Núi Nhỏ (NNC) đạt 123,4 tỷ đồng lợi nhuận sau
thuế năm 2015 trên vốn điều lệ 131,5 tỷ đồng (hiện
đã tăng lên 164,4 tỷ đồng do chia cổ tức bằng cổ
phiếu). Giá cổ phiếu NNC có xu hướng tăng kể từ
thời điểm niêm yết (23/6/2010) đến nay, với mức tăng
giá khoảng 1.600% từ mức giá đáy.
Bên cạnh đó, một số cổ phiếu khác được nhiều
NĐT quan tâm là MSR của CTCP Tài nguyên Ma san
và MTA của Tổng Công ty Khoáng sản và Thương
mại Hà Tĩnh, khi giá cổ phiếu đều tăng và thanh
khoản khá cao. MSR đang quản lý và phát triển
Dự án Mỏ đa kim Núi Pháo tại Thái Nguyên - một
trong những mỏ vonfram lớn nhất thế giới. Trong
quý I/2016, MSR đạt doanh thu thuần 806 tỷ đồng;
lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao đạt 449 tỷ
đồng, tăng 31,3%; lợi nhuận thuần phân bổ cho cổ
đông là 11 tỷ đồng, dù cùng kỳ năm ngoái lỗ 89 tỷ
đồng. Thống kê cho thấy, từ đầu đến nay, giá cổ phiếu
MSR tăng 50%, đạt 17.700 đồng/cổ phiếu. Trong khi
đó, MTA với hoạt động chính là khai thác, chế biến,
kinh doanh và xuất nhập khẩu các loại khoáng sản,
quặng có chất phóng xạ có kết quả kinh doanh quý
I/2016 tương đối khả quan khi đạt 292 tỷ đồng doanh
thu và 1,4 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Bên cạnh đó,
từ đầu năm 2016, giá cổ phiếu MTA tăng từ mức
4.200 đồng/cổ phiếu lên 5.900 đồng/cổ phiếu khi kết
thúc ngày 8/7/2016. Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô
được dự báo ổn định, tăng trưởng kinh tế trên mức
6% và dự báo TTCK sẽ vượt mức 700 điểm thì khả
năng tăng trưởng của giá cổ phiếu này vẫn rất cao...
Trên thị trường UPCoM, hoạt động niêm yết và
giao dịch cổ phiếu của các DN khoáng sản cũng khá
sôi động từ đầu năm đến nay. Cụ thể, ngày 18/1/2016,
3,8 triệu cổ phiếu của CTCP Xây dựng Thương mại
và Khoáng sản Hoàng Phúc (HPM) chính thức niêm
yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội với giá
tham chiếu tại ngày giao dịch đầu tiên là 10.500
đồng/cổ phiếu. Trong 3 năm trở lại đây, kết quả kinh
Việc tăng thuế là xu hướng chung của nhiều
nước trên thế giới nhằmbảo vệmôi trường cũng
như tránh thất thoát về giá trị đối với tài nguyên
khoáng sảnđất nước, gây thất thungân sách. Do
vậy, các DN phải nâng cao hiệu quả quản trị, tiết
giảm chi phí và có chiến lược kinh doanh hợp lí
để vượt qua khó khăn, phát triển bền vững.
1...,58,59,60,61,62,63,64,65,66,67 69,70,71,72,73,74,75,76,77,78,...90
Powered by FlippingBook