TCTC ky 1 thang 10-2016 - page 69

TÀI CHÍNH -
Tháng 10/2016
71
máy luyện quặng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, M&A
trong lĩnh vực này không đơn giản. Để có thể M&A,
các mỏ phải có trữ lượng đủ lớn, tỷ lệ quặng cao,
điều kiện khai thác thuận lợi… Trong khi đó, có rất
nhiều mỏ có tỷ lệ quặng thấp, chi phí khai thác cao,
điều kiện vận chuyển khó khăn.
Năm là,
TTCK khó khăn khiến NĐT giảm sự quan
tâm đến cổ phiếu DN khai khoáng, khiến việc huy
động vốn cho sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn.
Đặc biệt, sau sự kiện của cổ phiếu MTM, nhiều công
ty chứng khoán tỏ ra thận trọng với nhóm cổ phiếu
khoáng sản khi gửi thư thông báo tới khách hàng
về việc không cho một loạt cổ phiếu nhóm này vào
danh mục tài sản cầm cố, dù vẫn nằm trong danh
sách được phép giao dịch ký quỹ.
Một số đề xuất, kiến nghị
Theo các chuyên gia, trong thời gian tới, các DN
cần nâng cao khả năng dự báo nhu cầu tiêu thụ
của thị trường nhập khẩu; đa dạng hóa thị trường
do hiện nay sức tiêu thụ của thị trường nhập khẩu
chính là Trung Quốc đang có xu hướng giảm. Đồng
thời, các DN cần nâng cao công tác khảo sát, nghiên
cứu khả thi đối với các mỏ định đầu tư, chú trọng
đầu tư nâng cao công nghệ khai thác.
Bên cạnh đó, các DN khoáng sản cần cải thiện
sức mạnh tài chính. Việc nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh, từ đó đảm bảo các chỉ tiêu doanh thu,
lợi nhuận và cổ tức cho các cổ đông mới làm cho cổ
phiếu của các DN khoáng sản trên TTCK hấp dẫn trở
lại, từ đó mới huy động vốn thông qua phát hành để
phục vụ tái đầu tư. Sức khỏe tài chính tốt, các dự án
hiệu quả kinh tế cao cũng giúp các DN khoáng sản
tiếp cận được nguồn vốn vay từ ngân hàng để phục
vụ hoạt động đầu tư và sản xuất của mình.
Hiện nay, một số DN kiến nghị giảm thuế môi
trường, thuế tài nguyên song theo các chuyên gia,
việc tăng thuế là xu hướng chung của nhiều nước
trên thế giới nhằm bảo vệ môi trường cũng như
tránh thất thoát về giá trị đối với tài nguyên khoáng
sản đất nước, gây thất thu ngân sách. Do vậy, các DN
phải nâng cao hiệu quả quản trị, tiết giảm chi phí
và có chiến lược kinh doanh hợp lí để vượt qua khó
khăn, phát triển bền vững.
Tài liệu tham khảo:
1. Báo cáo thường niên của các DN trong lĩnh vực khoáng sản trên TTCK;
2. Bùi Sưởng, Mai Phương (2016), DN khoáng sản: Cơ hội hay suy tàn?, Đầu
tư Chứng khoán;
3. Thành Nam (2015), Cổ phiếu khoáng sản trong “bão”, Thời báo Kinh tế Sài
Gòn;
4. Một số website: hnx.vn, cafef.vn, vietstock.vn...
quặng với yêu cầu tăng cao hơn về chế biến tinh và
việc từ tháng 1/2012, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu
dừng hoàn toàn xuất khẩu quặng sắt, buộc các DN
phải đầu tư tinh chế quặng sắt, tạo ra giá trị cao hơn
trước khi được xuất khẩu, khiến các DN nhỏ gặp
khó khăn. Bên cạnh đó, thuế tài nguyên, thuế bảo
vệ môi trường, thuế xuất khẩu tăng, trong khi đầu
ra gặp khó khăn do tác động của suy thoái kinh tế
toàn cầu dẫn đến nhu cầu tiêu thụ sụt giảm, lãi suất
tăng cao… khiến nhiều DN ngành Khai khoáng kim
loại lao đao, thậm chí bị coi là “chết lâm sàng”. Từ
năm 2012 trở lại đây, nhiều DN niêm yết rơi vào tình
trạng này như: KSS, KHB, KSA, KSH, LCM, BGM…
Hai là,
nhu cầu thị trường thay đổi khó lường.
Thống kê cho thấy, thị trường tiêu thụ của các DN
khoáng sản thời gian qua có nhiều bất lợi, nhu cầu
tiêu thụ tại các thị trường xuất khẩu giảm so với
dự kiến. Trong 2 quý đầu năm nay, nhịp độ tăng
trưởng của kinh tế thế giới đi xuống, do đó nhu cầu
về khoáng sản không cao, giá khoáng sản vẫn có xu
hướng đi xuống, giá than tương đương cuối năm
ngoái. Trong quý II/2016, giá than tăng so với quý I
nhờ giá dầu phục hồi, nhưng mức tăng chỉ khoảng
5 - 6%. Trước đó, CTCP Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai
từng đưa ra dự báo sẽ thu về khoảng 7,2 tỷ USD từ
khai thác các mỏ tại Tây Nguyên, Thanh Hóa và tại
nước ngoài là Lào, Campuchia, với sản lượng khai
thác khoảng 2 triệu tấn trong 3 năm (2010 - 2012).
Tuy nhiên, con số thực tế thu về thấp hơn rất nhiều
do gặp khó khăn về xuất khẩu.
Ba là,
các DN ngành khoáng sản luôn đối mặt với
rủi ro về trữ lượng. Quá trình từ khi nghiên cứu đến
khi được chấp thuận khai thác thường kéo dài hàng
năm, với chi phí không nhỏ nhưng DN chưa chắc
đã được chấp thuận khai thác. Bên cạnh đó, các DN
cũng không tránh khỏi rủi ro do có những mỏ nghiên
cứu khả thi tốt, dự báo hiệu quả khai thác cao, nhưng
thực tế lại èo uột. Chẳng hạn, đầu năm 2016, CTCP
Đầu tư Khoáng sảnAn Thông đã phải xin trả lại 2 mỏ
sắt Tùng Bá, Cao Linh - Khuôn Làng vì quá khó khăn,
bị thua lỗ tại 2 mỏ này. Thực tế cho thấy, tỷ lệ quặng
thấp dẫn đến chi phí chế biến cao, khó cạnh tranh
với các mỏ lớn trên thế giới, chi phí khắc phục môi
trường quá lớn, trong khi giá quặng sắt thô thế giới
giảm từ 30 - 50% so với đầu năm 2014, nên cuối năm
2015, Khoáng sản An Thông lỗ 205 tỷ đồng.
Bốn là,
hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A)
lĩnh vực khai khoáng khó khăn. Giai đoạn 2011-2012,
giới chuyên gia cho rằng, với sức ép về yêu cầu xuất
khẩu quặng qua chế biến, hoạt động M&A lĩnh vực
khai khoáng sẽ tăng lên, tạo cơ hội cho những “ông
lớn” thực sự trong Ngành có điều kiện đầu tư nhà
1...,59,60,61,62,63,64,65,66,67,68 70,71,72,73,74,75,76,77,78,79,...90
Powered by FlippingBook