TCTC ky 1 thang 10-2016 - page 71

TÀI CHÍNH -
Tháng 10/2016
73
Còn với nước ta, hiện tượng xâm nhập của các
thương hiệu bán lẻ nước ngoài ngày càng mạnh mẽ
là do, Việt Nam chưa quy hoạch được một mạng lưới
bán lẻ chưa cụ thể, chi tiết. Đồng thời, ở nhiều địa
phương việc cấp phép đầu tư cho các DN bán lẻ nước
ngoài thiếu chặt chẽ nên nhiều nhà bán lẻ vẫn tự do
mở điểm bán hàng ngay bên cạnh, cạnh tranh quyết
liệt với nhà bán lẻ trong nước.
Hơn nữa việc thực thi pháp luật cũng còn chưa
nghiêm. Điển hình như: Mặc dù, Bộ Công Thương
đã có quy định về một số mặt hàng không được phân
phối đối với các nhà đầu tư nước ngoài (Thông tư
34/2013/TT-BCT): “DNNN không được phân phối
gạo, đường mía, thuốc lá và xì gà”... thế nhưng khảo
sát thị trường lại cho thấy, tại các siêu thị, cửa hàng
bán lẻ của hầu hết các siêu thị có vốn FDI đều bày bán
công khai các mặt hàng này.
Lo lắng mắt thị phần trước làn sóng ngoại, mới đây
Hiệp hội DN TP. Hồ Chí Minh đã đề xuất kiến nghị
Chính phủ cần có giải pháp hỗ trợ các nhà bán lẻ trong
nước. Cụ thể, yêu cầu Thanh tra Chính phủ kiểm tra,
rà soát toàn bộ công tác cấp phép để mở điểm bán mới
với các DN FDI tại các địa phương Hà Nội, TP. Hồ Chí
Minh, Đồng Nai, Bình Dương; thanh, kiểm tra việc
tuân thủ quy định về những mặt hàng không được
phép phân phối. Trong thời gian chờ các văn bản pháp
luật được chỉnh sửa cho phù hợp, Hiệp hội DN TP. Hồ
Chí Minh cũng đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, UBND các tỉnh, thành phố ngừng cấp phép
cho nhà đầu tư nước ngoài mở điểm bán mới.
Trước kiến nghị của Hiệp hội DN TP. Hồ Chí
Minh, ngày 21/4, Văn phòng Chính phủ đã có công
văn gửi các Bộ Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và
Đầu tư, Thanh tra Chính phủ thông báo ý kiến của
Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Thủ tướng giao Bộ
Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ liên quan
nghiên cứu các kiến nghị của Hiệp hội DN TP. Hồ Chí
Minh, tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành
pháp luật, các hành vi tập trung kinh tế (sáp nhập,
mua lại…) của DN có vốn đầu tư nước ngoài trên thị
trường bán lẻ. Thủ tướng giao Thanh tra Chính phủ
xem xét, xử lý theo quy định đối với đề nghị thanh-
kiểm tra trách nhiệm của cơ quan, địa phương trong
nhạy bén. Năm 2014, Công ty Berli Jucker thuộc
Tập đoàn ThaiBev của nhà tỷ phú thứ ba Thái Lan
Sirivadhanakdi đã công bố mua lại toàn bộ hệ thống
bán lẻ (19 siêu thị) Metro Cash & Carry Việt Nam
với giá 880 triệu USD. Đây được xem là thương vụ
mua bán, sáp nhập lớn nhất từ trước đến nay trong
ngành Bán lẻ ở Việt Nam. Chỉ trong năm 2013, danh
thu của Metro là hơn 690 triệu USD.
Đến cuối năm 2014, Central Group - một tập đoàn
lớn khác của gia đình ông Chirathivat, người giàu
nhất Thái Lan- cũng tuyên bố Công ty Power Buy của
tập đoàn đã mua 49% cổ phần của Công ty Đầu tư
phát triển công nghệ và Giải pháp mới NKT - đơn
vị sở hữu 100% Công ty Thương mại Nguyễn Kim.
Hiện, Nguyễn Kim có 21 siêu thị bán lẻ điện máy
trong cả nước, là một trong những nhà bán lẻ hàng
đầu Việt Nam. Đại diện Nguyễn Kim cho biết việc
bán 49% cổ phần sẽ giúp công ty có thêm nguồn vốn
để đầu tư mở rộng thị phần bán lẻ trong nước, trong
khi đó, Power Buy lại muốn mở rộng và thâm nhập
sâu vào thị trường bán lẻ của Việt Nam .
Tháng 4/2014, Central Group vào Việt Nam với
việc mở siêu thị Robins tại Hà Nội, vài tháng sau, tập
đoàn này tiếp tục chi thêm 4 triệu USD mở thêm siêu
thị thứ 2 tại TP. Hồ Chí Minh. Cả hai siêu thị này đều
bán các mặt hàng cao cấp, thương hiệu nổi tiếng thế
giới đến từ các nước châu Âu và của Thái Lan. Như
vậy, thông qua cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp, các
DN của Thái Lan đang xây dựng, mua lại hoặc có cổ
phần đáng kể nhiều DN lớn như CP Group Việt Nam,
Red Bull, Prime Group, Nhựa Tiền Phong, Nhựa Bình
Minh, rồi Metro Việt Nam hay Hệ thống điện máy
Nguyễn Kim...
Ứng phó trước làn sóng thôn tính
của thương hiệu ngoại
Trước làn sóng thôn tính của các DN ngoại, nhiều
nước trong khu vực châuÁđã có nhiều chính sách bảo
hộ nhà bán lẻ trong nước mạnh mẽ. Điển hình như tại
Malaysia: Nước này yêu cầu tất cả các dạng đầu tư
phải được sự chấp thuận của Ủy ban chuyên trách
của Bộ Thương mại nước này. Trước khi thực hiện các
bước đầu tư vào cơ sở hạ tầng, DN nước ngoài phải
liên doanh với DN nội địa, tỷ lệ sở hữu tối đa là 70%.
Đảm bảo 30% giá trị sản phẩm kinh doanh được cung
cấp từ các DN nhỏ và vừa nội địa. Ấn Độ yêu cầu các
DN bán lẻ nước ngoài phải lập liên doanh, trong đó,
tỷ lệ vốn của nhà đầu tư nước ngoài chiếm không quá
51%, mức đầu tư tối thiểu là 100 triệu USD; Yêu cầu
tối thiểu của thành phố mở điểm bán phải đáp ứng
khoảng 1 triệu dân, DN FDI bán lẻ dạng này không
được kinh doanh online hoặc bán sỉ…
Kể từ tháng 1/2015, các doanh nghiệp bán lẻ
100% vốn nước ngoài sẽ được phép thành lập
ở Việt Nam; đồng thời, doanh nghiệp 10 nước
ASEAN sẽ được bãi bỏ hàng rào thuế quan
khi tham gia khu vực mậu dịch chung ASEAN,
100% dòng thuế nhập khẩu ở hầu hết các mặt
hàng cũng sẽ được xóa bỏ vào năm 2018.
1...,61,62,63,64,65,66,67,68,69,70 72,73,74,75,76,77,78,79,80,81,...90
Powered by FlippingBook