TCTC ky 1 thang 10-2016 - page 72

74
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
các quyết định kinh doanh của nhà đầu tư nước
ngoài, đặc biệt trong các ngành sản xuất. Vì vậy, đối
với ngành dịch vụ như bán lẻ, các ràng buộc trong
TRIMS là không nhiều, phần lớn gắn với biện pháp
đối xử với nhà đầu tư nước ngoài. Tóm lại, trừ các
chính sách hạn chế đối với FDI trong tiếp cận thị
trường, không gian chính sách cho các biện pháp
hỗ trợ ngành Bán lẻ từ góc độ các cam kết quốc tế
là khá rộng rãi. Đây được xem là điểm xuất phát
thuận lợi cho việc tìm kiếm giải pháp chính sách hỗ
trợ ngành Bán lẻ Việt Nam.
Về góc độ nội địa, nghiên cứu mới đấy của VCCI
cho thấy, các biện pháp hỗ trợ mang tính ưu tiên cho
ngành Bán lẻ còn khá ít (tập trung vào các biện pháp
ưu đãi thuế cho các mô hình kinh doanh siêu thị,
trung tâm thương mại, chợ quy mô lớn ở khu vực
nông thôn). Ở tầm vĩ mô, không có chủ trương hay
khung khổ nào giới hạn các biện pháp hỗ trợ đối với
ngành này. Như vậy, có thể nói từ góc độ nội địa,
không gian để hỗ trợ ngành Bán lẻ hầu như không
bị hạn chế.
Tóm lại, bán lẻ là Ngành kinh tế lớn, với số lượng
chủ thể kinh doanh đông đảo, mang lại thu nhập
cho một bộ phân dân cư quan trọng, là đầu ra quyết
định đáng kể tới triển vọng của các ngành sản xuất.
Biện pháp hỗ trợ ngành Bán lẻ phát triển có thể mang
lại lợi ích cho rất nhiều chủ thể và là hiệu ứng dây
chuyền cho sự phát triển của các ngành sản xuất. Do
đó, khi tính toán về chi phí – lợi ích của các biện pháp
hỗ trợ ngành Bán lẻ, nhất thiết cần nhấn mạnh diện
tác động và phạm vi lớn các chủ thể hưởng lợi từ các
biện pháp hỗ trợ, qua đó có đầu tư thích hợp cho các
biện pháp hỗ trợ. Cụ thể:
Đối với biện pháp hỗ trợ tài chính: Do số lượng
các chủ thể kinh doanh trong ngành Bán lẻ quá lớn,
trong đó số cần được hỗ trợ (chủ thể quy mô nhỏ, đặc
biệt là các cơ sở kinh doanh cá thể) chiếm phần lớn,
các biện pháp hỗ trợ tài chính dù ở mức nhỏ nếu bao
trùm hết các đối tượng này cũng đòi hỏi một nguồn
ngân sách lớn;
Tương tự, đối với biện pháp hỗ trợ kỹ thuật, các biện
pháp hỗ trợ kỹ thuật cũng phải dự liện đến khả năng
triển khai trên thực tế ra sao để có thể đáp ứng nhu cầu
hỗ trợ của số lượng lớn các chủ thể liên quan...
Tài liệu tham khảo:
1. VCCI, Tài liệu hội thảo Tận dụng không gian chính sách để hỗ trợ các ngành kinh
tế nội địa, 2016;
2. Báo cáo nghiên cứu “Rủi ro đối với ngành Bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập TPP và các FTA – hiện trạng và các đề xuất chính sách”;
3. Một số website: chinhphu.vn, moit.gov.vn, hiephoibanle.com; baocongthuong.
com.vn; laodong.com.vn...
quản lý, cấp phép hoạt động bán lẻ của DN FDI tại
Việt Nam, trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo đề
xuất Thủ tướng.
Theo đánh giá của Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam (VCCI), khung khổ pháp lý ảnh
hưởng tới việc xây dựng và thực thi các biện pháp
hỗ trợ ngành Bán lẻ được định hình bởi các cam kết
quốc tế và các quy định pháp luật nội địa liên quan.
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh
tế toàn cầu, là thành viên của WTO và tham gia
nhiều Hiệp định thương mại, các biện pháp chính
sách liên quan tới thương mại và đầu tư của Việt
Nam bị ràng buộc bởi các cam kết từ nhiều góc độ.
Do đó, việc tìm kiếm các giải pháp chính sách nhằm
hỗ trợ cho ngành Bán lẻ cần phải chú ý tới giới hạn
không gian chính sách mà các cam kết này đặt ra.
Trên bình diện chung, các cam kết có thể ảnh hưởng
chung tới không gian chính sách của Việt Nam đối
với ngành Bán lẻ cho đến nay đều tập trung ở nhóm
các cam kết gia nhập WTO, cụ thể là cam kết mở
cửa thị trường phân phối (trong đó có bán lẻ) và bên
cạnh đó là nghĩa vụ trong khuôn khổ Hiệp định về
trợ cấp và các biện pháp đối kháng (CMS) và Hiệp
định về các biện pháp đầu tư liên quan tới thương
mại (TRIMS) của WTO.
Về các cam kết mở cửa thị trường bán lẻ trong
WTO, không gian chính sách còn lại cho ngành Bán
lẻ chỉ còn giới hạn ở 2 nhóm biện pháp:
- Biện pháp kiểm tra nhu cầu kinh tế đối với các
cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất của DN bán
lẻ FDI;
- Biện pháp hạn chế loại hàng hóa được bán tại các
cơ sở bán lẻ của DN bán lẻ FID.
Về các cam kết liên quan khác, rà soát của VCCI
cho thấy, không gian chính sách chung cho ngành Bán
lẻ còn rất rộng và hầu như không bị hạn chế.
(i) Liên quan tới các nghĩa vụ trong Hiệp định
CMS: Hiệp định này quy định rất nhiều ràng buộc
về các biện pháp trợ cấp/hỗ trợ tài chính cho DN và
là khung khổ cơ bản giới hạn các chính sách hỗ trợ
nói chung của một quốc gia thành viên với các ngành
nội địa của mình. Tuy nhiên, Hiệp định này chỉ áp
dụng cho thương mại hàng hóa trong khi bán lẻ lại là
ngành dịch vụ. Vì vậy, các biện pháp chính sách đối
với ngành Bán lẻ Việt Nam sẽ không phải tuân thủ các
nghĩa vụ về trợ cấp trong Hiệp định EMS;
(ii) Liên quan tới các nghĩa vụ trong Hiệp định
TRIMS: TRIMS liệt kê một số các biện pháp liên
quan tới đầu tư mà WTO cấm các nước thành viên
áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên,
phần nhiều các biện pháp này hướng tới bảo đảm
quyền được đối xử công bằng và quyền tự chủ trong
1...,62,63,64,65,66,67,68,69,70,71 73,74,75,76,77,78,79,80,81,82,...90
Powered by FlippingBook