TCTC ky 1 thang 10-2016 - page 73

TÀI CHÍNH -
Tháng 10/2016
75
T
uyên Quang là Tỉnh miền núi có trên 86%
dân số sống ở nông thôn. Hưởng ứng mạnh
mẽ cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông
thôn mới” và phong trào thi đua “Cả nước chung
sức xây dựng nông thôn mới”, tỉnh Tuyên Quang
đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về xây dựng
nông thôn mới, trong đó cơ bản nhất là: Nghị quyết
số 27-NQ/TU, ngày 23/11/2011 của Ban Chấp hành
Đảng bộ tỉnh (khoá XV) về xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 và
Đề án “Xây dựng nông thôn mới tỉnh Tuyên Quang,
giai đoạn 2012 - 2020, định hướng đến năm 2030”.
Nhờ đó, kinh tế nông nghiệp, nông thôn của Tỉnh
bước đầu đã có những chuyển biến tích cực. Những
bước đi đầu tiên của quá trình này thể hiện ở việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn
theo hướng hiện đại.
Tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình
tăng trưởng
Trong những năm qua, tỉnh Tuyên Quang đã xây
dựng các đề án, chương trình, chính sách chuyển
đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển đổi mô hình
tổ chức sản xuất; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, xúc
tiến thương mại, phát triển thị trường, cơ sở hạ tầng
trong sản xuất nông, lâm, thủy sản để chuyển dịch
cơ cấu ngành nông nghiệp từ phát triển theo chiều
rộng, lấy số lượng làmmục tiêu phấn đấu sang nâng
cao chất lượng và hiệu quả; vừa đảm bảo gia tăng về
kinh tế thông qua giá trị và lợi nhuận, vừa bền vững
về xã hội, môi trường sinh thái và đáp ứng yêu cầu
của thị trường.
Thực hiện chuyển đổi các nông, lâm trường quốc
doanh sang các công ty cổ phần, công ty TNHH một
thành viên hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Sau
khi được chuyển đổi phù hợp với điều kiện sản xuất
kinh doanh; được Tỉnh giao đất, cho thuê đất trồng
rừng sản xuất, với phương thức tổ chức quản lý sản
xuất kinh doanh năng động theo cơ chế thị trường,
đã phát huy quyền làm chủ và sáng tạo của người
lao động.
Thực hiện quy hoạch lĩnh vực, sản phẩm chủ
yếu, các vùng sản xuất, vùng chuyên canh nhằm
phát huy thế mạnh của từng tiểu vùng kinh tế trong
Tỉnh. Cơ cấu diện tích đất lúa đến năm 2020 là
25.250 ha, trong đó, có 16.500 ha đất chuyên trồng
lúa nước, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn
Tỉnh, xây dựng vùng chuyên canh sản xuất lúa chất
lượng cao; cơ cấu lại diện tích 3 loại rừng (đặc dụng,
phòng hộ, sản xuất), trong đó điều chỉnh tăng diện
tích đất rừng sản xuất từ 50% lên 61% để đầu tư
phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với bảo vệ môi
trường, sinh thái; rà soát xây dựng đề án phát triển
vùng mía nguyên liệu của Tỉnh đến năm 2020 là
18.500 ha; quy hoạch mở rộng vùng trồng cây cam
sành Hàm Yên, từ 2.500 ha lên trên 6.800 ha. Năm
2015, diện tích trồng Cam sành Hàm Yên đạt trên
4.000 ha.
Cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước chuyển
đổi theo hướng tăng tỷ lệ sử dụng các giống tiến
bộ kỹ thuật, giống chất lượng cao, các giống tạo ra
sản phẩm có thị trường tiêu thụ ổn định, hiệu quả
kinh tế. Điển hình như: Các giống cây trồng mới, có
năng suất, chất lượng cao, các phương thức canh
tác cải tiến cũng được nghiên cứu áp dụng vào sản
CHUYỂNDỊCH CƠ CẤUKINHTẾ NÔNGNGHIỆP,
NÔNGTHÔNTHEOHƯỚNGHIỆNĐẠI TẠI TUYÊNQUANG
ThS. TRƯƠNG THỊ THU HÀ -
Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang
Phát triển nông nghiệp, nông thôn có vị trí hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc
gia, nhất là đối với những quốc gia nền tảng xuất phát từ nông nghiệp như Việt Nam. Là cấu phần
quan trọng trong lộ trình phát triển kinh tế của cả nước, thời gian qua Tuyên Quang đã tập trung
chỉ đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn địa phương theo hướng hiện đại hóa. Nhờ vậy, kinh
tế nông nghiệp, nông thôn của Tỉnh đã bước đầu có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên, vẫn
còn mang tính phân tán, năng suất lao động thấp, sản xuất hàng hoá nhỏ lẻ là chủ yếu. Do vậy,
việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đang là đòi hỏi cấp bách ở
Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay.
Từ khóa: Tuyên Quang, kinh tế nông nghiệp, nông thôn, kinh tế xã hội.
1...,63,64,65,66,67,68,69,70,71,72 74,75,76,77,78,79,80,81,82,83,...90
Powered by FlippingBook