TCTC ky 1 thang 10-2016 - page 74

76
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
cho công nghiệp chế biến và đáp ứng nhu cầu thị
trường; đã hình thành và phát triển khá ổn định một
số vùng sản xuất hàng hóa như: Cam, chè, mía, lạc,
gỗ nguyên liệu…; một số sản phẩm sản xuất và chế
biến nông sản trên địa bàn Tỉnh đã xây dựng được
thương hiệu, trong đó, cam sành Hàm Yên đã trở
thành thương hiệu và chiếm lĩnh thị phần trên thị
trường tiêu thụ.
Năm 2015, sản xuất lương thực tiếp tục tăng
trưởng khá. Diện tích gieo trồng lúa đạt 45.555 ha,
năng suất bình quân đạt 58,27 tạ/ha. Diện tích ngô
đạt 16.099 ha, năng suất bình quân đạt 42,2 tạ/ha.
Các cây khác cũng đều tăng năng suất và sản lượng
năm sau cao hơn so với năm trước như: Diện tích
đậu tương đạt 1.338 ha, năng suất bình quân đạt
16,1 tạ/ha; diện tích lạc đạt 4.322 ha, năng suất bình
quân đạt 26,2 tạ/ha...
Vùng nguyên liệu mía ổn định và tăng diện
tích, năng suất, chất lượng vụ ép. Năm 2015 đạt
11.085,7 ha, năng suất đạt 1.440 tạ/ha, sản lượng
đạt 642.770 tấn.
Về kinh tế công nghiệp và dịch vụ
Lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ tiếp tục có sự
chuyển biến về thu hút đầu tư và triển khai thực
hiện. Theo đó, giá trị sản xuất công nghiệp cũng đã
tăng khá cao so với trước. Một số sản phẩm chủ yếu
đạt kế hoạch và tăng khá cao so với năm 2006 như
bột Barit, chè chế biến, đường kính…. Kết quả này
đã và đang tạo tiền đề vật chất cho phát triển kinh
tế nông nghiệp nói chung và công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn nói riêng của Tỉnh.
Thực tế cho thấy, những năm gần đây, Tỉnh Tuyên
Quang đã rất coi trọng chuyển dịch cơ cấu cây trồng,
vật nuôi, đầu tư sản xuất đã gắn với chế biến tiêu thụ
sản phẩm; tích cực phủ xanh đất trống đồi núi trọc,
làm giàu vốn rừng, bảo vệ cảnh quan môi trường;
định hình đầu tư thâm canh các vùng chè, mía, cây
ăn quả phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng.
Đến nay, ngành Nông, lâm nghiệp đã giữ vai trò
quan trọng trong nền kinh tế của Tỉnh, thường xuyên
sử dụng tới trên 70% tổng diện tích đất đai và khoảng
80% tổng nguồn lao động toàn Tỉnh.
Về sản xuất lương thực
Thực hiện chủ trương,chỉ đạo của Tỉnh ủy,
HĐND, UBND Tỉnh về đẩy mạnh sản xuất lương
thực theo hướng sản xuất hàng hóa. Từ 2010 - 2015,
sản lượng lương thực hàng năm đạt trên 32 vạn tấn,
bình quân đầu người đạt trên 400 kg/năm. So với
năm 2000 về tổng sản lượng tăng 7,30 vạn tấn và
mức lương thực bình quân đầu người tăng 92 kg.
xuất; chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại với
các giống lai hướng thịt, giống siêu nạc có thời gian
chăn nuôi ngắn, quay vòng nhanh. Nhờ đó, nông
nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) vẫn giữ vai trò chủ
đạo trong kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản, với
tỷ trọng chiếm 83,4% (năm 2010) và năm 2015 là
85,14%. Trong đó, đang chuyển dịch theo hướng
tăng tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, từ 32,19% (năm 2010), lên 41,3% (năm 2013)
và chiếm tỷ trọng trên 42% (năm 2015).
Bằng giải pháp chuyển đổi tăng đất rừng sản xuất
nguyên liệu, đầu tư phát triển các nhà máy chế biến
lâm sản, tập trung tăng năng suất rừng trồng đã đưa
giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng mạnh, bình quân
giai đoạn 2011-2015 tăng 13,8%. Tỷ trọng kinh tế lâm
nghiệp trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy
sản chiếm 14,68% năm 2010, năm 2015 đạt 11,4%.
Thực hiện có hiệu quả quy hoạch thủy sản, tập
trung mở rộng quy mô nuôi trồng các loài cá cao sản
đã đưa giá trị sản xuất thủy sản tăng trưởng khá.
Tỷ trọng kinh tế thủy sản trong tổng giá trị sản xuất
nông, lâm, thủy sản chuyển dịch tăng từ 1,92% (năm
2010) lên 3,4% (năm 2015).
Kết quả cơ cấu tổ chức sản xuất, chuyển đổi cơ
cấu nông nghiệp đã đưa tăng trưởng giá trị sản xuất
nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2011-2015 tăng bình
quân trên 5%/năm.
Tạo sự chuyển biến trong từng lĩnh vực
Về kinh tế nông nghiệp
Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn của
Tỉnh những năm qua đã phát triển khá ổn định: An
ninh lương thực được đảm bảo, sản lượng lương
thực đạt trên 33 vạn tấn/năm; giá trị sản xuất nông
lâm nghiệp, thủy sản (theo giá so sánh năm 1994),
tăng trên 5%/năm (theo giá so sánh năm 2010 tăng
trên 4%), đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đại biểu
Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XV. Sản xuất
từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, tạo
ra các vùng chuyên canh cung cấp nguyên liệu
Bằng giải pháp chuyển đổi tăng đất rừng sản
xuất nguyên liệu, đầu tư phát triển các nhà
máy chế biến lâmsản, tập trung tăng năng suất
rừng trồng đã đưa giá trị sản xuất lâm nghiệp
của Tuyên Quang tăng mạnh, bình quân giai
đoạn 2011-2015 tăng 13,8%. Tỷ trọng trọng
kinh tế lâm nghiệp trong tổng giá trị sản xuất
nông, lâm, thủy sản chiếm 14,68% năm 2010,
năm 2015 đạt 11,4%.
1...,64,65,66,67,68,69,70,71,72,73 75,76,77,78,79,80,81,82,83,84,...90
Powered by FlippingBook