TCTC ky 1 thang 10-2016 - page 78

80
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
và trái phiếu chính phủ. Các hình thức đầu tư như
hợp tác công tư, BOT, chưa được triển khai diện
rộng, chỉ gói trong một số lĩnh vực.
Năm là,
vấn đề huy động vốn cho đầu tư phát
triển kinh tế địa phương khó khăn. Bên cạnh đó,
chiến lược và chính sách đầu tư ở Nghệ An chưa
tạo được điểm nhấn mang tính đột phá so với một
số địa phương khác trong cả nước. Môi trường đầu
tư còn nhiều bất cập, dù cơ chế thông thoáng nhưng
thủ tục còn rườm rà, tính chuyên nghiệp của cán bộ
tại các cơ quan quản lý chưa cao...
Triển vọng đầu tư giai đoạn 2016 – 2020
và một số khuyến nghị
Nhìn lại giai đoạn 2011 – 2015, có thể khẳng định,
Nghệ An đạt chỉ tiêu thu hút đầu tư từ nguồn vốn
trong nước và nước ngoài. Nhiều dự án đã triển khai
và mang lại hiệu quả cho kinh tế - xã hội của địa
phương. Hiện nay, Tỉnh đang nỗ lực phấn đấu để
đạt kết quả kinh tế - xã hội cao nhất trong giai đoạn
2016 – 2020. Tuy nhiên, năm 2016 và trong những
năm tiếp theo, dự báo tình hình kinh tế trong nước
và thế giới vẫn tiếp tục khó khăn, thách thức. Ở tầm
vĩ mô, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước,
tỉnh Nghệ An đang phải nỗ lực giải quyết tốt các
vấn đề như chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái
cơ cấu kinh tế, cải cách thể chế kinh tế theo hướng
tự do hóa kinh tế, cải cách thủ tục hành chính và
hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm kích thích các
nhà đầu tư trong và ngoài Tỉnh... Do vậy, để thực
hiện thành công các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội của Tỉnh, trong đó có việc thu hút vốn đầu tư
trong và ngoài nước, góp phần phát triển kinh tế địa
phương sẽ đối mặt với rất nhiều thách thức.
Theo mục tiêu đề ra, Nghệ An phấn đấu đến
năm 2020, PCI sẽ đứng trong top 15 của cả nước.
Riêng trong năm 2016 này, phấn đấu thu hút đầu
tư vào Nghệ An được ít nhất 120 dự án với số vốn
đăng ký đạt từ 25.000 - 30.000 tỷ đồng, chú trọng
thu hút FDI với tổng mức vốn đăng ký khoảng 7.000
- 8.500 tỷ đồng. Vốn thực hiện phấn đấu đạt 15.000
tỷ đồng, tạo công ăn việc làm mới cho khoảng
13.000 - 15.000 lao động. Theo các chuyên gia kinh
tế, để đạt được mục tiêu này, Nghệ An cần có giải
pháp mạnh mang tính tăng tốc, bứt phá. Thời gian
tới, Nghệ An cần tiếp tục chú trọng, nâng cao chỉ số
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); Cải thiện mạnh
mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh. Bên cạnh đó,
cần nâng cao chất lượng vận động, xúc tiến đầu tư,
đổi mới công tác chuẩn bị, tiếp nhận và thực hiện
các dự án đầu tư vào địa phương. Tiếp tục thực
hiện tốt các chính sách ưu đãi đầu tư hiện hành
36/1997/NĐ-CP ngày 24/7/1997 của Chính phủ.
Bên cạnh đó, được hỗ trợ 100% kinh phí bồi
thường, giải phóng mặt bằng và rà phá bom mìn.
Được xây dựng các công trình cấp điện, đường giao
thông, cấp nước, thông tin liên lạc đến hàng rào khu
công nghiệp; Được hỗ trợ 15 - 50% chi phí san lấp
mặt bằng tuỳ theo từng dự án; Miễn tiền thuê đất
5 năm đầu… Những chính sách ưu đãi hấp dẫn về
đất đai đã được các nhà đầu tư đánh giá cao và trở
thành một trong những yếu tố quan trọng thu hút
các nhà đầu tư bỏ vốn vào Nghệ An.
Nhiều hạn chế cần giải quyết
Mặc dù, đã đạt được kết quả khả quan trong xúc
tiến, thu hút đầu tư, nhưng trong thực tế, kết quả thu
hút đầu tư vẫn chưa khai thác hiệu quả tiềm năng,
lợi thế hoạt động thu hút vốn đầu tư vào Nghệ An
vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập như:
Một là,
các dự án đầu tư vào nghệ An chủ yếu
là dự án nhỏ, công nghệ ở tầm cỡ trung bình,
năng lực tài chính của các nhà đầu tư thấp, ngành
nghề đầu tư chưa hấp dẫn, tính cạnh tranh thấp,
ô nhiễm môi trường như các dự án thép, xi măng,
dệt, thuỷ điện... Bên cạnh đó, chưa có tính đột
phá, khác biệt về ngành nghề, địa điểm và chính
sách nhằm tạo lợi thế cạnh tranh. Thu hút đầu tư
ở Nghệ An vẫn chạy theo phong trào chọn sản
phẩm “dễ làm, khó bán”.
Hai là,
hiệu quả đầu tư thấp cả về kinh tế và xã
hội. Ví dụ, chủ trương đầu tư một hệ thống chung
cư cao cấp, trung tâm thương mại hiện đại chưa
tính đến sức mua và tâm lý tiêu dùng. Hệ thống
Sân Golf, Resort Cửa Lò xây dựng dở dang chậm
tiến độ. Đường 72 m nối khu du lịch Cửa Lò với TP.
Vinh hiện nay vẫn dở dang do thiếu vốn. Nhiều nhà
hàng, khách sạn hiện đại lần lượt được hoàn thành
nhưng chưa khai thác, hoặc khai thác cầm chừng,
gây lãng phí vốn và đất đai.
Ba là,
tính liên kết giữa các ngành, các vùng, các
dự án chưa mạnh. Vẫn tồn tại tư tưởng “mạnh ai
nấy làm”. Tỉnh đã có quy hoạch nhưng thực hiện
quy hoạch chưa nghiêm túc, miễn là chạy được vốn
là xây dựng, bất kể có phù hợp, hiệu quả hay không.
Có một nghịch lý là dự án cũ chưa hoàn thành vì
thiếu vốn song dự án mới đã triển khai. Chính sự
đầu tư dàn trải, chồng chéo đã gây nên lãng phí,
chậm trễ.
Bốn là,
việc thu hút đầu tư trên địa bàn đạt kết
quả đáng ghi nhận nhưng hiệu quả chưa cao, thiếu
tính bền vững. Tình hình kinh tế của địa phương
khó khăn, thu ngân sách đạt thấp, tiết kiệm thấp,
quỹ đầu tư hạn hẹp, chủ yếu dựa vào vốn vay ODA
1...,68,69,70,71,72,73,74,75,76,77 79,80,81,82,83,84,85,86,87,88,...90
Powered by FlippingBook