TCTC ky 1 thang 10-2016 - page 80

82
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
Thực trạng chính sách phát triển
ngành công nghiệp văn hóa
Nhận thức được tính tất yếu của phát triển
ngành công nghiệp văn hóa trong phát triển kinh tế
- xã hội, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương
và chính sách định hướng phát triển ngành công
nghiệp này. Từ Nghị quyết Hội nghị Trung ương
lần thứ 5, khoá VIII (1998), Đảng ta đã nhấn mạnh
tiềm năng kinh tế trong phát triển văn hoá với chủ
trương khuyến khích các hoạt động sáng tạo, tăng
cơ hội tiếp cận của người dân đối với các sản phẩm
văn hoá. Đến Kết luận Hội nghị Trung ương 10, khoá
IX (2004), vấn đề làm cho văn hoá thấm sâu vào đời
sống xã hội, thực hiện gắn kết giữa phát triển kinh
tế và phát triển văn hoá, xã hội hoá các hoạt động
văn hoá và sản xuất, kinh doanh các sản phẩm văn
hoá trong bối cảnh chuyển đổi tính chất, cơ cấu của
nền kinh tế... đã được xem là những căn cứ để xây
dựng, hoàn thiện thể chế về phát triển kinh tế, văn
hoá xã hội. Tháng 6/2008, Bộ Chính trị ra Nghị quyết
23-NQ/TW về phát triển văn học, nghệ thuật trong
thời kỳ mới, trong đó khẳng định: “Đã hình thành
một thị trường hàng hoá và dịch vụ các sản phẩm
văn học, nghệ thuật ở trong nước; đưa các sản phẩm
văn học, nghệ thuật có chất lượng ra nước ngoài,
góp phần khẳng định nước ta là địa chỉ giao lưu văn
hoá quốc tế trong thời kỳ mới”.
Trong những năm qua, liên quan đến chính sách
kinh tế trong văn hoá với phát triển ngành công
nghiệp văn hóa ở Việt Nam còn có Dự án Phát triển
chính sách văn hoá do Chính phủ Thuỵ Điển tài trợ
cho Bộ Văn hoá - Thông tin (2001-2003). Dự án tập
trung nghiên cứu những hoạt động sáng tạo, phân
phối, tiêu dùng các sản phẩm văn hoá, nhằm xây
dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách kinh tế trong
phát triển văn hoá nói chung.
Các chính sách kinh tế trong văn hoá được
xây dựng xuất phát từ quan điểm đổi mới, phát
triển đất nước: đường lối đổi mới kinh tế gắn với
chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và đường lối xây dựng nền
văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Trong
đường lối đó, nhiều vấn đề về kinh tế, chính trị,
xã hội và văn hoá được xem xét, gắn với việc đổi
mới tư duy kinh tế và xây dựng nền kinh tế thị
trường. Đảng ta khẳng định kinh tế thị trường có
định hướng đã tạo môi trường sáng tạo mới, giải
phóng tiềm năng con người và xã hội, thúc đẩy sự
ra đời của văn hoá kinh doanh, kinh doanh trong
lĩnh vực văn hoá. Đảng và Nhà nước chủ trương
các hoạt động văn hoá không chỉ mang tính chất
sự nghiệp mà còn mang tính “kinh doanh”, đặt các
hoạt động văn hoá, các sản phẩm văn hoá trong sự
vận hành của cơ chế thị trường. Như vậy, về nhận
thức đã có sự thay đổi cơ bản:
Thứ nhất,
thừa nhận có thị trường văn hoá phẩm
và công nhận một phần sản phẩm văn hoá như là
hàng hoá được lưu thông trên thị trường.
Thứ hai,
tạo điều kiện cho thị trường văn hoá
phẩm vận thông trong đời sống kinh tế - xã hội của
đất nước bằng chính sách kinh tế trong văn hoá và
chính sách văn hoá trong kinh tế.
Thứ ba,
chính sách kinh tế trong văn hoá đã coi
hoạt động của một số cơ quan văn hoá, một số thiết
chế văn hoá như hoạt động của các doanh nghiệp
(DN) sản xuất kinh doanh, từ đó có chế độ ưu đãi về
thuế (thuế đất, thuế vốn)... Có quy định cụ thể chế
HOÀNTHIỆN CHÍNH SÁCHKINHTẾ
PHÁT TRIỂNNGÀNH CÔNGNGHIỆPVĂNHÓA
TS. NGUYỄN VIẾT LỘC, ThS. CAO THÁI DƯƠNG
- Đại học Quốc gia Hà Nội
Phát triển nền công nghiệp văn hóa không những góp phần quan trọng vào việc hiện đại hoá
nền văn hoá dân tộc, mà còn là tiền đề để mở rộng hội nhập, giao lưu quốc tế cả về phương diện
kinh tế và văn hoá. Dù hiện nay có nhiều hướng tiếp cận khác nhau về ngành công nghiệp văn
hóa trong nền kinh tế thị trường, song tựu chung lại, để phát triển một nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, cần xây dựng thể chế, chính sách kinh tế trong văn hoá đúng đắn, có
vai trò quyết định đối với phát triển ngành công nghiệp văn hóa.
Từ khóa: Công nghiệp văn hóa, chính sách kinh tế, ưu đãi thuế, dịch vụ văn hóa.
1...,70,71,72,73,74,75,76,77,78,79 81,82,83,84,85,86,87,88,89,...90
Powered by FlippingBook