TCTC ky 1 thang 10-2016 - page 81

TÀI CHÍNH -
Tháng 10/2016
83
các quỹ văn hoá cho các hoạt động văn hoá nghệ
thuật đã mở rộng nguồn tài chính cho các hoạt động
văn hoá, góp thêm cách nhìn của Nhà nước và xã
hội về văn hoá để phát triển và bảo vệ tính đa dạng
của văn hoá.
Đối với những hoạt động ngoài chức năng của
các cơ quan văn hoá, nhưng nằm trong lĩnh vực văn
hoá nghệ thuật (các dịch vụ văn hoá) được hưởng
mức thuế ưu đãi là 5%. Đối với các cơ sở ngoài công
lập hoạt động trong lĩnh vực văn hoá được áp dụng
mức thuế suất giá trị gia tăng là 0% cho các hoạt
động xuất bản: với các đối tượng xuất bản không
chịu thuế giá trị gia tăng; Áp dụng mức thuế 5% đối
với xuất bản phẩm ngoài đối tượng trên...
Về chính sách sử dụng nguồn nhân lực
Trong thời gian qua, Nhà nước đã có những
quyết sách tác động tích cực đến sự phát triển của
ngành công nghiệp văn hóa, như: Chuyển đổi mô
hình hoạt động của các đơn vị nghệ thuật chuyên
nghiệp của Nhà nước từ bao cấp hoàn toàn sang
bao cấp từng phần và từng bước tiến tới tự hạch
toán thu chi; Đảm bảo chế độ chính sách xã hội (chế
độ bảo hiểm) cho cán bộ nhân viên Nhà nước khi
chuyển sang thực hiện xã hội hoá; Tăng cường công
tác đào tạo nguồn ở các trường nghệ thuật trong
nước, gửi đào tạo ở nước ngoài.
Về chính sách huy động, đào tạo và sử dụng
nguồn lực khác
Nhà nước cho vay vốn trung và dài hạn với các
hình thức không lấy lãi, hay với lãi suất thấp đối
với các đầu tư cho các hoạt động văn hoá. Hỗ trợ tài
chính đối với các loại hình nghệ thuật truyền thống,
khuyến khích các loại hình văn hoá nghệ thuật tìm
kiếm các nguồn tài trợ khác. Mở rộng phạm vi đào
tạo văn hoá nghệ thuật cho mọi đối tượng xã hội
trên cơ sở đóng góp kinh phí đào tạo ngoài chỉ tiêu
của Nhà nước, khuyến khích phát triển các cơ sở
đào tạo ngoài Nhà nước. Bên cạnh đó, Nhà nước cho
phép tư nhân tham gia vào các hoạt động xuất bản,
thư viện, thành lập hãng phim tư nhân, chiếu phim,
tổ chức các hoạt động biểu diễn… Nhờ đó, các hoạt
động liên quan đến phát triển công nghiệp văn hóa
như điện ảnh, Sân khấu, Sản xuất, lưu hành, kinh
doanh băng đĩa ca nhạc, sân khấu... đã có điều kiện
phát triển, đáp nhu cầu giao lưu hội nhập kinh tế,
chính trị và văn hóa toàn cầu.
Nhìn chung, các chính sách kinh tế trong văn
hóa và văn hóa trong kinh tế ở trên trong chừng
mực nào đó và ở giai đoạn ban đầu cũng đã tạo
điều kiện mở rộng quyền tự chủ cho các đơn vị
độ cho các DN đặc thù của ngành Văn hoá thông
tin, được hưởng mức thuế ưu đãi trong hoạt động
kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu sách, báo, văn
hoá phẩm. Định hướng cho phát triển ngành công
nghiệp văn hóa được Đảng và Nhà nước xác định là
tiếp tục ưu tiên và đặt hiệu quả xã hội lên hàng đầu,
sau đó mới chú trọng đến hiệu quả kinh tế, ưu tiên
hiệu quả xã hội của văn hoá. Đồng thời, phát triển
công nghiệp văn hóa góp phần giải quyết hài hoà
mối quan hệ giữa kinh tế và văn hoá.
Các chính sách kinh tế để phát triển ngành công
nghiệp văn hóa trong thời gian qua của Đảng và
Nhà nước bao gồm những nội dung cơ bản sau:
Về chính sách đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật,
công nghệ
Phát triển nền công nghiệp văn hóa phụ thuộc
rất lớn vào chính sách tài chính dành cho văn hoá.
Nhà nước đã hỗ trợ tài chính bằng cách đầu tư từ
nguồn ngân sách nhà nước cho các hoạt động văn
hoá nghệ thuật; xây dựng những thiết chế văn hoá
như hệ thống thư viện, bảo tàng, các viện nghệ
thuật, nghiên cứu văn hoá… Nhà nước đầu tư gián
tiếp để hỗ trợ cho các hoạt động nghệ thuật thông
qua chính sách về thuế (Luật thuế). Những tổ chức
xã hội, nghề nghiệp, hay những cá nhân đóng góp
tài chính cho các hoạt động văn hoá đều được khấu
trừ thuế, được hưởng miễn thuế tài sản và những
quyền lợi miễn thuế thu nhập khi đóng góp cho nhà
nước. Hiệp hội các cơ quan nghệ thuật địa phương
xác định mức thuế đối với các tổ chức có trợ vốn cho
việc bảo tồn văn hoá địa phương. Việc đầu tư tài
chính từ hình thức hỗ trợ gián tiếp này đã huy động
được nguồn kinh phí đáng kể cho sự nghiệp phát
triển văn hoá nghệ thuật. Thông qua chính sách, cơ
chế phát triển các hoạt động dịch vụ về văn hoá đã
tăng nguồn tài chính hỗ trợ cho chính những hoạt
động này, như thu phí hội viên, xuất bản sách/báo/
tạp chí, đĩa CD,VCD, cung ứng dịch vụ về tài chính,
kỹ thuật, hoặc ăn uống, biểu diễn/trình diễn… Các
hoạt động hướng vào dịch vụ văn hoá loại này được
Nhà nước miễn, giảm thuế.
Nhà nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho
việc hình thành các loại quỹ văn hoá với các thể chế
phi Nhà nước và nửa Nhà nước. Loại quỹ văn hoá
phi Nhà nước thuần tuý huy động sự đóng góp của
các cá nhân, DN, các tổ chức xã hội trong và ngoài
nước… để đầu tư cho các hoạt động văn hoá theo
nhu cầu của xã hội. Còn loại quỹ có sự đầu tư một
phần của Nhà nước sẽ có sự tham gia của Nhà nước
trong xây dựng các mục tiêu và quy định cho các
hoạt động văn hoá nghệ thuật. Đầu tư tài chính của
1...,71,72,73,74,75,76,77,78,79,80 82,83,84,85,86,87,88,89,90
Powered by FlippingBook