TCTC ky 1 thang 10-2016 - page 82

84
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
Phát triển nền công nghiệp văn hóa phụ thuộc
rất lớn vào chính sách tài chính dành cho văn
hoá. Nhà nước đã hỗ trợ tài chính bằng cách
đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cho các
hoạt động văn hoá nghệ thuật; xây dựng
những thiết chế văn hoá như hệ thống thư
viện, bảo tàng, các viện nghệ thuật, nghiên
cứu văn hoá…
triển ngành công nghiệp văn hóa theo hướng công
nghiệp hóa. Chưa hình thành một hệ thống chính
sách đồng bộ, một cơ chế phù hợp, đầu tư thoả
đáng cho công nghiệp văn hoá...
Một số vấn đề đáng lưu ý
Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang tạo ra
những điều kiện thuận lợi để Việt Nam phát triển
công nghiệp văn hóa bởi đây là ngành không những
có vai trò hiện đại hoá nền văn hoá dân tộc, mà còn
có ý nghĩa là một ngành kinh tế mới đầy tiềm năng.
Do vậy, trong thời gian tới, việc xây dựng, hoàn
thiện chính sách kinh tế trong phát triển ngành công
nghiệp văn hóa ở nước ta hiện nay cần lưu ý một số
vấn đề sau:
Thứ nhất,
phát triển ngành công nghiệp văn hóa ở
nước ta hiện nay không chỉ là vấn đề kỹ thuật, công
nghệ, mà thực chất sâu xa là quá trình văn hoá, quyết
định đến chất lượng con người, đến nguồn nhân lực,
nên phải có sự hài hoà giữa giá trị xã hội, văn hoá và
giá trị thương mại. Phát triển công nghiệp văn hóa
để hiện đại hoá nền văn hoá dân tộc, vì thế mục đích
cuối cùng phải nhằm xây dựng phát triển toàn diện
con người Việt Nam; Xây dựng môi sinh văn hoá
lành mạnh trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, góp phần tạo ra những điều kiện để phát triển
văn hoá (xây dựng hoàn thiện các chính sách, thể chế,
hành lang pháp lý) và nâng cao trình độ quản lý văn
hoá, tức là quản lý tri thức.
Thứ hai,
công nghiệp văn hoá gắn với quy luật
giao lưu, tiếp biến văn hoá, chính vì thế Việt Nam
tất yếu phải giao lưu hội nhập, đối thoại với các nền
văn hoá khác trên thế giới để phát triển văn hoá của
mình. Văn hoá nói chung và những sản phẩm văn
hoá công nghiệp nói riêng cần phải được nhìn nhận
như một giá trị để khẳng định vị trí vươn lên trong
hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Thứ ba,
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
trong đó có công nghiệp văn hóa của Việt Nam đang
vận động trong cơ chế thị trường, nên tất yếu các
sản phẩm văn hoá phải được coi như những hàng
hoá khác khi xuất hiện trên thị trường trong nước và
thế giới. Nhưng trước hết, những sản phẩm văn hoá
đó phải khẳng định được giá trị của mình, mà giá
trị cao nhất, lợi ích cao nhất phải là nhằm phát triển
văn hoá Việt Nam, dân tộc Việt Nam, phục vụ cho
sự sáng tạo, hưởng thụ văn hoá của đông đảo quần
chúng nhân dân. Mặt khác, sự phát triển đó phải
hạn chế được mặt tiêu cực của nó, tức là không được
bất chấp giá trị để cạnh tranh vì lợi nhuận, hoặc làm
biến đổi tài nguyên văn hoá dân tộc theo hướng tiêu
cực, tránh “thương mại hoá” văn hoá.
trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa văn hóa. Nhà
nước đẩy mạnh phân cấp quản lý, khuyến khích,
hỗ trợ để đổi mới kỹ thuật và công nghệ, tạo điều
kiện để các cơ sở tiếp cận thông tin, mở rộng quan
hệ đối ngoại, nâng cao tầm nhìn và năng lực sáng
tạo, từng bước thích ứng với yêu cầu của quá trình
phát triển đất nước trong thời kỳ mở cửa, hội nhập
kinh tế quốc tế. Chủ trương chuyển các đơn vị
sản xuất, kinh doanh dịch vụ văn hóa sang hoạt
động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của
Nhà nước, đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động văn
hóa, nghệ thuật đã được thực hiện nhất quán và
tạo ra được sự phát triển năng động, sáng tạo của
các cơ sở này, tăng thêm nguồn thu đáng kể. Công
nghiệp văn hóa muốn phát triển phải dựa trên sự
xây dựng và phát triển của thị trường văn hóa.
Bởi vậy, cần hoàn thiện hơn hệ thống quản lý nhà
nước, tạo hành lang pháp lý cho sự hình thành thị
trường văn hóa lành mạnh vì thế nhà nước cần có
những cơ chế, chính sách đặc thù như: chính sách
kinh tế trong văn hóa (gồm chính sách thuế, chính
sách giá, chính sách đầu tư, hình thành các quỹ hỗ
trợ...); chính sách sử dụng, đãi ngộ văn nghệ sỹ
có nhiều đóng góp cho xã hội; chính sách khuyến
khích sáng tạo trong văn hóa, nghệ thuật...
Một số chính sách cần sớm triển khai như cơ
chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp văn hóa công
lập với xác định vai trò và giới hạn của Nhà nước
trên cả ba mặt can thiệp chính sách, tổ chức cung
ứng và chi trả phí; Phân loại các đơn vị tự chủ tài
chính toàn phần, tự chủ một phần và Nhà nước
chu cấp toàn bộ như thế nào cho hợp lý; Nhà nước
hỗ trợ cho DN tư nhân kinh doanh trên lĩnh vực
văn hóa bằng quy định cụ thể như thế nào, nhất là
về mặt bằng đất đai, cơ hội tiếp cận nguồn vốn ở
ngân hàng, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao
công nghệ, tham gia các dự án sử dụng nguồn tài
chính công; bảo vệ quyền sở hữu sáng tạo... Bên
cạnh đó, chưa xem phát triển công nghiệp văn hoá
có thể là hướng đột phá trong tái cấu trúc nền kinh
tế, cơ cấu lại mô hình tăng trưởng. Vẫn chưa xây
dựng được quy hoạch, kế hoạch tổng thể để phát
1...,72,73,74,75,76,77,78,79,80,81 83,84,85,86,87,88,89,90
Powered by FlippingBook