TCTC ky 1 thang 10-2016 - page 83

TÀI CHÍNH -
Tháng 10/2016
85
xã hội: Đây là xu hướng chủ đạo hiện nay của các
quốc gia để phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá.
Phát triển nền công nghiệp văn hóa phải hướng tới
thoả mãn các nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
Công nghiệp văn hóa phải thực sự đóng vai trò trụ
cột trong nền kinh tế. Đồng thời với yêu cầu đó, các
sản phẩm công nghiệp phải mang ý nghĩa văn hoá,
thực sự trở thành yếu tố điều tiết và định hướng
cho sản xuất. Điều này liên quan đến việc giáo dục,
định hướng trong tiêu dùng văn hoá cho nhân dân
cả về phương diện tư tưởng và thẩm mỹ. Nhà nước
thông qua chính sách, có thể điều tiết giá cả trong
cơ chế thị trường, giáo dục nghệ thuật, tăng cường
quản lý có hiệu quả đối với những hoạt động của thị
trường văn hoá.
Năm là
, có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các
hoạt động nghiên cứu về phát triển công nghiệp văn
hoá: Xây dựng chính sách văn hoá, chính sách kinh
tế trong phát triển công nghiệp văn hóa phải thấy
được những thời cơ và thách thức. Về thời cơ, hội
nhập kinh tế quốc tế đem lại cơ hội để Việt Nam
được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ văn
hoá của thế giới với tư cách là một thành viên bình
đẳng, không bị phân biệt đối xử. Xuất nhập khẩu
văn hoá phẩm sẽ tăng nhanh, có điều kiện đẩy
mạnh việc giới thiệu, quảng bá văn hoá dân tộc với
thế giới và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn hoá.
Kinh tế tăng trưởng, mức sống vật chất và nhu cầu
hưởng thụ văn hoá được nâng cao. Việc nhập khẩu
nhiều các loại hình văn hoá sẽ đáp ứng được nhu
cầu văn hoá ngày càng cao của nhân dân. Điều này
cũng đồng nghĩa với thúc đẩy việc sáng tạo các sản
phẩm văn hoá từ ngành công nghiệp văn hóa nước
nhà. Trong khi đó, phát triển công nghiệp văn hóa
trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, thách thức
lớn nhất vẫn là làm sao để khỏi chệch hướng phát
triển văn hoá: giữa giá trị xã hội, đạo đức, thẩm mỹ
với giá trị thương mại.
Tài liệu tham khảo:
1. Thủ tướng Chính phủ, (2013), Quyết định số 2156/QĐ-TTg ngày 11/11/2013
phê duyệt “Chiến lược phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030”;
2. Lê Thanh Bình, 2009, Một số vấn đề quản lý nhà nước kinh tế, văn hoá, giáo
dục trên thế giới và Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội;
3. Đinh Xuân Dũng, 2011, Phát triển văn hoá trong thời kỳ đổi mới, NXB Thời
đại, Hà Nội;
4. Trần Thanh Đạm, 2000, Văn hoá Việt Nam giao lưu và hội nhập quốc tế,
Kỷ yếu hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ nhất, NXB Thế giới, Hà Nội;
5. Phạm Duy Đức (chủ biên), Trần Văn Bính, Nguyễn Văn Dân, 2009, Phát triển
văn hoá Việt Nam giai đoạn 2011-2020 - Những vấn đề phương pháp luận,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Bên cạnh đó, các nội dung của chính sách kinh tế
trong văn hoá liên quan đến phát triển công nghiệp
văn hóa, cần phải hướng tới:
Một là,
thúc đẩy hơn nữa cải cách các đơn vị
sự nghiệp văn hoá: Nhiệm vụ khó khăn cấp bách
nhất hiện nay trong việc xây dựng ngành công
nghiệp văn hóa là phải xác lập vị trí của đơn vị sự
nghiệp, xí nghiệp văn hoá với tư cách là chủ thể
công nghiệp văn hóa. Đổi mới DN nhà nước để
đẩy nhanh đổi mới đơn vị sự nghiệp văn hoá. Có
thể chia đơn vị sự nghiệp văn hoá chủ yếu thành
hai loại: i) Loại mang tính công ích, như: thư viện,
nhà bảo tàng công cộng và các đơn vị làm nghệ
thuật (được Nhà nước giúp đỡ). Đối với loại hình
này, Nhà nước đầu tư tài chính, nâng đỡ. Đối với
những đơn vị sự nghiệp văn hoá có tính công ích
dùng vào hạng mục kinh doanh tự mình phát triển,
thì về mặt chính sách thuế nên thực hiện chính
sách thuế bằng 0, hoặc phải chịu thuế suất thấp.
ii) Đối với những đơn vị công nghiệp phi công ích
(lợi nhuận) - kinh doanh văn hoá, thì phải từng
bước đưa họ vào thị trường, thông qua cạnh tranh
thị trường để thúc đẩy phát triển. Có thể áp dụng
bằng việc giảm dần đầu tư tài chính hàng năm của
Nhà nước, cho đến khi xoá bỏ hoàn toàn sự hỗ trợ.
Các DN sau khi đổi mới cơ chế, phải nâng cao trách
nhiệm kinh doanh, tăng cường quản lý nội bộ, thu
hút mạnh mẽ vốn và công nghệ hiện đại, tăng thu
nhập của người lao động.
Hai là,
bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, phát huy và
quy phạm hoá thị trường văn hoá: Công nghiệp
văn hóa trong nền kinh tế tri thức, là loại hình công
nghiệp tập trung tri thức và tập trung vốn. Có bảo
đảm được quyền sở hữu trí tuệ mới là cơ sở cho thị
trường văn hoá phát triển lành mạnh và sáng tạo
văn hoá mới. Do đó, việc xây dựng và hoàn thiện hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ là điều kiện tất yếu để phát triển công
nghiệp văn hóa.
Ba là,
đẩy mạnh vấn đề xã hội hoá dịch vụ văn
hoá: nhằm huy động sự tham gia của nhiều ngành,
của mọi tầng lớp nhân dân, thu hút nguồn nhân
lực và vốn của toàn xã hội cho phát triển văn hoá,
đặc biệt là công nghiệp văn hóa, nhằm đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng và hưởng thụ các sản phẩm,
dịch vụ văn hoá. Khuyến khích các lực lượng kinh
tế, các DN vào xã hội hoá sự nghiệp văn hoá, vào
việc xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng văn hoá
theo pháp luật, lấy hiệu quả kinh tế nâng đỡ hiệu
quả xã hội.
Bốn là,
thực hiện kết hợp văn hoá và kinh tế, phát
huy vai trò của văn hoá trong phát triển kinh tế -
1...,73,74,75,76,77,78,79,80,81,82 84,85,86,87,88,89,90
Powered by FlippingBook