TCTC ky 1 thang 10-2016 - page 86

88
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
C
ông ty gia đình là công ty trong đó các
thành viên trong một gia đình nắm quyền
kiểm soát trong cơ cấu thành viên của Hội
đồng quản trị, qua đó kiểm soát Ban Giám đốc.
Thành viên trong gia đình vừa là cổ đông, vừa là
người quản lý, điều hành công ty.
Trên thế giới, công ty gia đình là một trong
những mô hình kinh doanh lâu đời nhất và phổ
biến nhất. Claesens và cộng sự (2000) đã nghiên
cứu 2.980 công ty niêm yết tại Đông Á, có hơn
50% là công ty gia đình. Còn theo nghiên cứu của
Anderson và Reeb (2003) tại Mỹ, thì 1/3 công ty
nằm trong danh sách S&P 500 là công ty gia đình.
Barontini và Caprio (2006) nghiên cứu đối với 675
công ty niêm yết tại 11 quốc gia châu Âu thì có
53% là công ty gia đình. Tại Việt Nam, các công ty
gia đình đang ngày càng nhiều và đóng một vai
trò rất quan trọng cho sự phát triển bền vững của
nền kinh tế. Một số công ty gia đình nổi tiếng tại
Việt Nam có thể kể đến như Kinh Đô, Thép Việt,
Tập đoàn Doji… Các công ty này hầu hết có các
thành viên gia đình tham gia việc kinh doanh tại
công ty đó.
Mặc dù, trên thế giới đã triển khai rất nhiều
nghiên cứu về mối quan hệ giữa sở hữu gia đình
và hiệu quả hoạt động nhưng ở Việt Nam thì chưa
có nhiều nghiên cứu đi sâu giải quyết về vấn đề
này. Vì vậy, bài viết tập trung lựa chọn nghiên cứu
về ảnh hưởng của sở hữu gia đình đến hiệu quả
hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam.
Nghiên cứu hướng tới trả lời cho câu hỏi: Nếu
có mối quan hệ giữa sở hữu gia đình và hiệu quả
hoạt động thì mối quan hệ này là mối quan hệ
tuyến tính hay phi tuyến tính?
Cơ sở lý thuyết
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa sở hữu gia
đình và hiệu quả hoạt động dựa trên nền tảng của
lý thuyết đại diện của Alchian và Demsetz (1972),
sau đó lý thuyết này được phát triển thêm bởi
Jensen và Meckling (1976). Lý thuyết đại diện cho
rằng, tồn tại xung đột về lợi ích giữa người ủy
quyền và người đại diện, dẫn đến người ủy quyền
phải đối mặt với hành vi cơ hội và rủi ro đạo đức
từ người đại diện. Khi đó, chi phí đại diện sẽ phát
sinh làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của
một công ty.
Về vấn đề đại diện trong công ty gia đình, theo
Villalonga và Amit (2004) thì một gia đình kiểm
soát công ty có thể là cổ đông sáng lập, có thể là
những người nắm giữ số lượng cổ phiếu và kiểm
soát công ty thông qua quyền biểu quyết, hoặc là
tham gia hoạt động quản trị và điều hành công ty
như các thành viên của Ban quản trị và/hoặc các
giám đốc được bổ nhiệm bởi gia đình. Vì vậy, khi
các gia đình kiểm soát phần lớn hoạt động của
công ty thì các giám đốc điều hành được bổ nhiệm
bởi gia đình đóng một vai trò rất quan trọng để
hạn chế chi phí đại diện.
Về mối quan hệ giữa sở hữu gia đình và hiệu
quả hoạt động thì tùy từng bối cảnh nghiên cứu
khác nhau mà có hay không mối quan hệ giữa sở
hữu gia đình và hiệu quả hoạt động. Nếu có mối
quan hệ thì sở hữu gia đình cũng thể làm tăng
hoặc cũng có thể làm giảm hiệu quả hoạt động.
ẢNHHƯỞNG CỦA SỞHỮUGIA ĐÌNHĐẾNHIỆUQUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNGTY NIÊMYẾT
PHẠM QUỐC VIỆT, TRẦN ĐỨC MẪN
– Đại học Tài chính Maketing
Bài viết nghiên cứu về mối quan hệ giữa sở hữu gia đình và hiệu quả hoạt động của công ty. Dữ
liệu thu thập trong nghiên cứu này là từ 25 công ty gia đình niêm yết trên Sở Giao dịch chứng
khoán TP. Hồ Chí Minh và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội trong giai đoạn 2009 – 2015. Thông
qua phương pháp bình phương tối thiểu qua hai giai đoạn (2SLS), kết quả nghiên cứu cho thấy,
sở hữu gia đình không ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thị trường (Tobin’s Q) nhưng có ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động kế toán (ROA) theo phương trình phi tuyến bậc hai có dạng đường
cong hình chữ “U ngược”.
Từ khóa: Sở hữu gia đình, quản trị công ty, hiệu quả hoạt động, niêm yết, chứng khoán.
1...,76,77,78,79,80,81,82,83,84,85 87,88,89,90
Powered by FlippingBook