TCTC ky 1 thang 10-2016 - page 87

TÀI CHÍNH -
Tháng 10/2016
89
của công ty.
- Own2: Là tỷ lệ sở hữu gia đình bình phương,
được tính bằng cách lấy lũy thừa hai của tỷ lệ sở
hữu gia đình.
Các biến kiểm soát:
- COGS: Là tỷ lệ giá vốn hàng bán, được tính
bằng cách lấy giá vốn hàng bán chia doanh thu
thuần.
- Debt: Là tỷ lệ nợ dài hạn, được tính bằng cách
lấy nợ dài hạn chia cho tổng tài sản.
- RV: Là biến động thu nhập từ giá cổ phiếu,
được tính bằng cách lấy độ lệch chuẩn của tỷ suất
sinh lợi cổ phiếu theo tuần hằng năm.
- Size: Là quy mô công ty, được tính bằng cách
lấy logarit tự nhiên của tổng tài sản.
- Age: Độ tuổi công ty, được tính bằng cách
lấy logarit tự nhiên của số năm công ty thực tế
hoạt động từ thời điểm thành lập đến thời điểm
nghiên cứu.
Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu có dạng dữ liệu bảng, bao
gồm các công ty phi tài chính được niêm yết Sở
Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE)
và trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX)
từ năm 2009 đến năm 2015. Tiêu chí chọn mẫu là
các công ty đáp ứng các điều kiện: (1) Gia đình
phải là cổ đông lớn nhất trong công ty, có tổng
sở hữu của gia đình (bao gồm vợ/chồng và thành
viên khác) phải từ 5% trở lên; (2) Gia đình phải
có từ hai thành viên trở lên nằm trong Hội đồng
quản trị hay Ban giám đốc. Mẫu chọn lựa bao gồm
25 công ty gia đình trong 7 năm, tạo nên bảng dữ
liệu cân bằng với 175 quan sát.
Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu là
phương pháp ước lượng hồi quy cho dữ liệu bảng
như mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS), mô hình
tác động cố định (FEM), mô hình tác động ngẫu
nhiên (REM). Để khắc phục hiện tượng nội sinh,
chúng tôi sử dụng mô hình hồi quy hai giai đoạn
(2SLS), trong đó các biến công cụ được kế thừa từ
nghiên cứu của Anderson và Reeb (2003).
Sự xung đột về lợi ích của giữa cổ đông gia đình
và các cổ đông khác, giữa các thành viên gia đình
với thành phần Ban giám đốc hoặc các nhà quản
lý không thuộc gia đình, giữa các thành viên gia
đình với nhau, hay khả năng quản trị công ty của
các thành viên gia đình là các nguyên nhân ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động.
Về các bằng chứng thực nghiệm của các nghiên
cứu trước đây, chúng tôi đã tìm thấy ba dạng
chính về mối quan hệ giữa sở hữu gia đình và
hiệu quả hoạt động:
Thứ nhất,
là không có mối quan hệ giữa sở
hữu gia đình và hiệu quả hoạt động, điển hình là
nghiên cứu của Miller và cộng sự (2007), Sciascia
và Mazzola (2008).
Thứ hai,
là có mối quan hệ tuyến tính đồng biến
giữa sở hữu gia đình và hiệu quả hoạt động, với
đại diện là nghiên cứu của Barontini và Caprio
(2006), Maury (2006).
Thứ ba,
là có mối quan hệ phi tuyến tính bậc
hai có dạng đường cong hình chữ “U ngược”,
với các bằng chứng do Anderson và Reeb (2003),
Villalonga và Amit (2004) cung cấp.
Giả thuyết và mô hình nghiên cứu
Ở Việt Nam, cơ chế bảo vệ cổ đông thiểu số vẫn
đang trong quá trình hoàn thiện, cho nên bài viết
dự báo sẽ tồn tại đồng thời hai tác động tiêu cực
và tích cực của sở hữu gia đình đến hiệu quả hoạt
động, ủng hộ giả thuyết nghiên cứu về mối tương
quan phi tuyến bậc hai giữa sở hữu gia đình và
hiệu quả hoạt động theo dạng đường cong hình
chữ “U ngược”.
Dựa trên giả thuyết nghiên cứu, mô hình
nghiên cứu đề xuất trong vài viết được kế thừa
từ nghiên cứu của Anderson và Reeb (2003). Tuy
nhiên, khác với nghiên cứu của Anderson và Reeb
(2003) để phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam và
mục tiêu nghiên cứu ban đầu bài viết đề xuất mô
hình nghiên cứu như sau:
Perfit = β0 + β1 Ownit + β2 Own2it + β3 COGSit
+ β4 Debtit + β5 RVit + β6 Sizeit + β7 Ageit + ε
Trong đó:
Biến phụ thuộc:
- Perf: Là chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động
của công ty, được đo lường theo hiệu quả hoạt
động thị trường (Tobin’s Q) và hiệu quả hoạt động
kế toán (ROA).
Các biến độc lập:
- Own: Là tỷ lệ sở hữu gia đình, được tính bằng
cách lấy số cổ phiếu do các thành viên gia đình
nắm giữa chia cho tổng số cổ phiếu đang lưu hành
Tại Việt Nam, các công ty gia đình ngày càng
nhiều và đóng vai trò quan trọng cho sự phát
triển bền vững của nền kinh tế. Một số công ty
gia đình nổi tiếng tại Việt Nam như Kinh Đô,
ThépViệt, Tập đoàn Doji…Các công ty này hầu
hết có các thành viên gia đình tham gia việc
kinh doanh.
1...,77,78,79,80,81,82,83,84,85,86 88,89,90
Powered by FlippingBook