TCTC ky 1 thang 10-2016 - page 89

TÀI CHÍNH -
Tháng 10/2016
91
Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
Alimohamaddi & Neyshabor (2013) nghiên cứu
tác động của các yếu tố động viên đến sự gắn kết của
nhân viên với tổ chức. Kết quả cho thấy, động lực làm
việc có ảnh hưởng tích cực đến sự gắn kết với tổ chức
của nhân viên. Sự gắn kết được thể hiện qua các yếu
tố: gắn kết vì tình cảm, gắn kết vì duy trì, gắn kết vì
đạo đức.
Michelle Botterweck (2007) cũng tiến hành nghiên
cứu các yếu tố tác động lên sự gắn kết của nhân viên
với tổ chức. Nghiên cứu này tập trung phân tích quan
hệ giữa động lực làm việc và sự gắn kết. Sự gắn kết
của nhân viên được thể hiện qua lòng trung thành và
sự cống hiến với tổ chức. Kết quả cho thấy, nhóm các
yếu tố tạo ra động lực nội tại có tác động mạnh mẽ đến
sự gắn kết giữa nhân viên và tổ chức...
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại Kho bạc Nhà nước
(KBNN) TP. Hồ Chí Minh và tại 24 KBNNquận, huyện
trực thuộc. Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng
6/2016 đến tháng 8/2016. Nghiên cứu thực hiện dựa
trên phương pháp hỗn hợp, kết hợp nghiên cứu định
tính và nghiên cứu định lượng. Sử dụng phần mềm
SPSS 22.0 để nhập và phân tích dữ liệu. Số bảng hỏi
khảo sát được phát ra là 300 bảng; số bảng trả lời đạt
yêu cầu là 241, tương ứng với 241 quan sát (Nghiên
cứu sử dụng số thập phân theo chuẩn quốc tế).
Kết quả nghiên cứu
Kiểmđịnh Cronbach’ Alpha
Độ tin cậy của thang đo được kiểm định thông qua
hệ số Cronbach’sAlpha, nhằm loại các biến không phù
hợp. Năm yếu tố tổng thể tác động đến sự gắn kết
trong mô hình nghiên cứu gồm: Bản chất công việc,
lãnh đạo, đồng nghiệp, đào tạo – thăng tiến và chế
độ đãi ngộ. Các thang đo thể hiện bằng 21 biến quan
sát. Các thang đo này đều có hệ số tin cậy Cronbach’
Alpha cao hơn 0,7 và hệ số tương quan biến tổng đều
lớn hơn 0,4. Cụ thể, Cronbach’s Alpha của yếu tố bản
chất công việc là 0,769; của lãnh đạo là 0,790; của đồng
nghiệp là 0,862; của đào tạo – thăng tiến là 0,807; của
chế độ đãi ngộ là 0,723. Như vậy, thang đo các biến độc
lập đều đạt yêu cầu về độ tin cậy trong nghiên cứu.
Phân tích nhân tố EFA cho các biến độc lập
Bài viết lựa chọn 21 biến độc lập vào danh sách các
biến được phân tích. Kết quả phân tích EFA lần đầu
cho các yếu tố tác động đến sự gắn kết của nhân viên
đối với hệ thống KBNN TP. Hồ Chí Minh có 5 nhân tố
được rút ra tại giá trị Eigenvalue lớn hơn 1 (cụ thể là
1,322) và phương sai trích đạt 63,130%. Như vậy, phù
hợp với 5 nhân tố ban đầu trong mô hình nghiên cứu.
Điều này cho biết, 5 nhân tố giải thích được 63,130%
biến thiên của tập dữ liệu. Hệ số KMO = 0,799 (0,5
<KMO< 1) và Bartlet’s Test có Sig. = 0,000. Hệ số truyền
tải của tất cả các biến quan sát đều từ 0,5 trở lên.
Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến bằng phương
pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (Ordinal
Least Squares – OLS), ta có phương trình hồi quy
tuyến tính như sau:
Trong đó:
i
Y
: Lần lượt là nỗ lực cố gắng, lòng trung
thành, niềm tự hào về tổ chức;
pi
X
: Biến độc lập thứ p
đối với quan sát thứ I; : Hệ số hồi quy riêng phần;
i
e
: Sai số ước lượng.
CÁC YẾUTỐ ẢNHHƯỞNGĐẾN SỰGẮNKẾT
CỦANHÂNVIÊNVỚI KHOBẠC NHÀNƯỚC TP. HỒ CHÍ MINH
TS. CẢNH CHÍ HOÀNG
- Đại học Tài chính Marketing
Trước những thay đổi rõ rệt của nhân sự tại Kho bạc Nhà nước TP.Hồ Chí Minh, xét đến nhu cầu giữ
chân người lao động giỏi, gắn bó với Kho bạc là một vấn đề cần quan tâm. Việc tạo ra một môi
trường và điều kiện làm việc tốt, kết hợp với những chính sách phù hợp là hết sức cần thiết để xây
dựng sự gắn kết của cán bộ, công chức viên chức với Kho bạc Nhà nước Thành phố, từ đó, thúc đẩy
họ dùng năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cống hiến cho tổ chức, giúp tổ chức phát
triển bền vững và hoạt động hiệu quả.
Từ khóa: Kho bạc nhà nước, người lao động, cán bộ công chức, đạo đức nghề nghiệp
1...,79,80,81,82,83,84,85,86,87,88 90
Powered by FlippingBook