TCTC ky 1 thang 10-2016 - page 9

TÀI CHÍNH -
Tháng 10/2016
11
thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chủ
yếu dựa trên vay nợ, tăng trưởng tín dụng và đầu
tư công. Trong bối cảnh đó, các DNNN có lợi thế rất
lớn so với các thành phần kinh tế khác trong việc
tìm kiếm các hợp đồng từ Nhà nước, vay vốn ngân
hàng để đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh. Đây
là lý do quan trọng khiến các DNNN còn chần trừ
trong việc đẩy mạnh cổ phần hóa. Tuy nhiên, trong
giai đoạn hiện nay, khi nợ công đã gần đạt ngưỡng
trần 65% GDP, thu NSNN gặp khó khăn, nợ xấu
ngân hàng cũng ở mức cao, việc tìm kiếm các hợp
đồng hay các ưu đãi về thuế, tín dụng từ phía Nhà
nước bị thu hẹp đáng kể và các DNNN dần bộc lộ
các yếu kém về hiệu quả của mình, khi không còn
các “dòng sữa” từ ngân sách nuôi dưỡng. Các lợi
ích của DNNN còn gắn liền với vị thế độc quyền
trong nhiều lĩnh vực. Hiện nay, nhiều DNNN đang
nắm giữ thị phần chi phối trong nhiều ngành sản
xuất kinh doanh như năng lượng, khai khoáng, hóa
chất, viễn thông, thậm chí cả các ngành sản xuất đồ
uống, thực phẩm… Các DNNN sẽ không dễ tự từ
bỏ những lợi ích to lớn như vậy.
Thứ ba,
trong vài năm gần đây, Chính phủ đã
thể hiện quyết tâm rất lớn trong việc thúc đẩy tiến
trình cổ phần hóa (chẳng hạn như việc đặt ra chỉ
tiêu cổ phần hóa hơn 432 DNNN trong giai đoạn
2014-2015) nhưng lại thiếu các chế tài để đảm bảo
kế hoạch cổ phần hóa diễn ra theo tiến độ. Cho đến
nay, gần như chưa có lãnh đạo DNNN nào bị kỷ luật
do không hoàn thành nhiệm vụ cổ phần hóa.
Thứ tư,
do các cơ chế, chính sách thiếu đồng bộ,
các DNNN có đủ lý do để trì hoãn thực hiện nhiệm
vụ cổ phần hóa như: Điều kiện thị trường chưa
thuận lợi, thiếu các văn bản hướng dẫn thực hiện
định giá doanh nghiệp, hay không nên bán rẻ tài
sản nhà nước… Đây đều là các lý do “chính đáng”
và rất khó bác bỏ, bởi việc định giá các DNNN nói
riêng hay các doanh nghiệp nói
chung không thể chính xác tuyệt
đối và do vậy rất khó tìm được
sự đồng thuận.
Thứ năm,
bản thân các lãnh
đạo DNNN không muốn đẩy
mạnh cổ phần hóa do sợ mất vị
trí khi DNNN trở thành công ty
cổ phần và lãnh đạo DN do đại
hội cổ đông bầu ra. Thêm vào
đó, gần đây việc nhiều DNNN
đầu tư ngoài ngành bị thua lỗ
lại càng tạo thêm động lực để
các DNNN trì hoãn quá trình cổ
phần hóa.
từ năm 2010 đến nay, khu vực kinh tế nhà nước luôn
duy trì tỷ trọng khoảng 29% GDP. Ngoại trừ khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài, tỷ trọng của các thành phần
kinh tế khác cũng gần như không thay đổi.
Số liệu thống kê cho thấy, để nâng cao tốc độ
tăng trưởng của nền kinh tế nói chung, các nguồn
lực cần được chuyển sang các khu vực kinh tế có tốc
độ tăng trưởng cao hơn, đặc biệt là khu vực kinh tế
tư nhân, thông qua đẩy mạnh cổ phần hóa. Để đạt
được mục tiêu này, trước hết phải tổng kết lại xem
xét đâu là những nguyên nhân khiến quá trình cổ
phần hóa không đạt tiến độ như mong muốn.
Nguyên nhân khiến quá trình cổ phần hóa
doanh nghiệp chưa được đẩy mạnh
Có thể thấy rằng, có nhiều nguyên nhân khiến
cho quá trình cổ phần hóa tại Việt Nam trong những
năm gần đây chưa được đẩy mạnh.
Thứ nhất,
vấn đề liên quan đến tư duy, quan niệm
về vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế. Hiện nay
nhiều người vẫn quan niệm kinh tế nhà nước phải
là thành phần kinh tế chủ đạo, giữ vai trò điều tiết
nền kinh tế. Bởi vậy, theo lô-gic, cổ phần hóa sẽ làm
giảm sức mạnh vật chất cũng như vai trò của Nhà
nước trong nền kinh tế thị trường, thoát ly khỏi
định hướng xã hội chủ nghĩa. Rõ ràng là khi nhìn
vào hiệu quả của các DNNN trong những năm vừa
qua, quan niệm này cần được xem xét lại. Về mặt
lý thuyết, sở hữu nhà nước luôn gặp phải vấn đề
cố hữu - “cha chung không ai khóc”. Bởi vậy, các
DNNN, hay cụ thể hơn là các lãnh đạo DNNN, sẽ
không có nhiều động lực để làm việc hết mình vì
lợi ích chung. Đây là cội nguồn của sự kém hiệu
quả, thậm chí là lãng phí và tham nhũng như tại
Vinashin, Vinalines vừa qua.
Thứ hai,
liên quan đến lợi ích của bản thân các
DNNN trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Trong
BẢNG 2: CƠ CẤU TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC THEO GIÁ THỰC TẾ
PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2010-2015 (%)
2010 2011 2012 2013 2014 2015
Tổng số
100 100 100 100 100 100
Kinh tế nhà nước
29,34 29,01 29,39 29,01 28,73 28,69
Kinh tế ngoài nhà nước
42,96 43,87 44,62 43,52 43,33 43,22
Kinh tế tập thể
3,99 3,98 4,00 4,03 4,04 4,01
Kinh tế tư nhân
6,90 7,34 7,97 7,78 7,79 7,88
Kinh tế cá thể
32,07 32,55 32,65 31,71 31,50 31,33
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
15,15 15,66 16,04 17,36 17,89 18,07
Thuế sản phẩm trừ trợ
cấp sản phẩm
12,55 11,46 9,95 10,11 10,05 10,02
Nguồn: Tổng cục Thống kê
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16,17,18,19,...90
Powered by FlippingBook