TCTC ky 1 thang 11-2016 - page 10

12
TRIỂN KHAI LUẬT KẾ TOÁN NĂM 2015 TRONG CHIẾN LƯỢC KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
Xu hướng phát triển
của kế toán quản trị trên thế giới
Hầu hết các nước phát triển trên thế giới như
Mỹ, Anh, Nhật Bản… đều cho rằng, kế toán quản
trị (KTQT) là quy trình cải tiến không ngừng việc
hoạch định, thiết kế, đo lường hệ thống thông tin
tài chính và thông tin phi tài chính hoạt động của
doanh nghiệp (DN) để hướng dẫn, thúc đẩy hành
động, hành vi quản trị và điều kiện hoạt động của
DN, tạo nên giá trị văn hóa kinh doanh cần thiết
nhằm thực hiện chiến lược, chiến thuật và mục
tiêu của DN. Từ quan điểm này, có thể nhận thấy
một số nội dung và xu hướng cơ bản về KTQT
như sau:
- Mở rộng từ việc phân tích lợi nhuận theo sản
phẩm sang khách hàng và kênh phân phối: KTQT
cần hỗ trợ cho chức năng bán hàng và tiếp thị của
DN, tức là DN phải nhận diện được những nhóm
khách hàng tốt nhất để giữ lại, gia tăng và giành
giật thêm các khách hàng mới. Để thực hiện được
việc này thì KTQT có xu hướng chuyển từ mô hình
phân bổ chi phí dựa trên khối lượng sang mô hình
phân bổ chi phí dựa trên hoạt động, trong đó có
tính đến cả các chi phí phân phối, bán hàng, tiếp
thị và chi phí cho các dịch vụ đối với khách hàng.
- Vai trò của KTQT đối với hoạt động quản trị
DN ngày càng gia tăng: Hoạt động quản trị DN
có thể được xác định như là sự tích hợp của nhiều
phương pháp, chẳng hạn như lập kế hoạch chiến
lược, thẻ điểm cân bằng, thiết lập hệ thống các chỉ
tiêu đánh giá hoạt động, dự toán dựa trên các yếu
tố định hướng, quản trị tinh gọn và quản trị quan
hệ khách hàng nhằm thực hiện chiến lược kinh
doanh, nâng cao khả năng kiểm soát và gia tăng
lợi nhuận cho DN. Đây là xu hướng tư duy tích
hợp các công cụ khác nhau của hoạt động quản trị
DN trong cùng một hệ thống.
- Chức năng của KTQT có xu hướng dịch
chuyển nhiều hơn sang hoạch định và dự báo:
Việc chuyển từ KTQT phục vụ cho lập báo cáo chi
phí, doanh thu và lợi nhuận hướng sang phục vụ
cho phân tích, hỗ trợ đối với việc ra quyết định
của nhà quản trị. Khoảng cách giữa những gì mà
KTQT cung cấp và những gì mà nhà quản trị cần
mới rộng dần. Điều này xuất phát từ sự chuyển
hướng trong nhu cầu của nhà quản trị, chẳng hạn
từ việc cần biết giá phí là gì (giá phí sản phẩm)
và cái gì đã xảy ra chuyển sang một nhu cầu lớn
hơn đối với thông tin về chi phí sẽ phát sinh trong
tương lai là như thế nào và tại sao lại như vậy. Khi
đó, việc báo cáo chi phí sẽ chuyển sang việc hỗ trợ
ra quyết định thông qua dự toán chi phí.
- Quá trình phân tích kinh doanh gắn với
hoạt động quản trị DN: Các chức năng của kế
toán hiện đại chỉ ra rằng, năng lực và khả năng
phân tích sẽ cung cấp một lợi thế cạnh tranh
đáng kể cho các DN. Hiện nay, nhu cầu phân
tích kinh doanh có thể là lợi thế cạnh tranh dài
hạn và ổn định duy nhất. Các nguy cơ từ sự
phức tạp, sự không chắc chắn và sự không bền
vững ngày càng gia tăng. Việc phân tích kinh
doanh có thể đặt ra các câu hỏi mang tính phức
tạp hơn nhiều nhưng người ta vẫn có khả năng
để giải đáp những câu hỏi đó.
- Các phương pháp của KTQT ngày càng được
hoàn thiện nhưng vẫn tồn tại bên cạnh các phương
ĐỊNHHƯỚNGTRIỂNKHAI THỰC HIỆN
KẾ TOÁNQUẢNTRỊ THEO LUẬT KẾ TOÁNNĂM2015
TS. NGUYỄN TUẤN ANH, TS. NGUYỄN MẠNH THIỀU
- Học viện Tài chính
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn với khu vực và thế giới, việc
đổi mới và hội nhập của kế toán Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 đặt ra nhiều vấn đề
cần giải quyết, trong đó việc ban hành Luật Kế toán năm 2015 thay thế Luật Kế toán năm 2003 là
một trong những vấn đề quan trọng nhất. Để triển khai Luật Kế toán mới có hiệu quả, cần tiếp tục
nghiên cứu và bổ sung những nội dung mới về kế toán quản trị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp
dụng kế toán quản trị trong quá trình quản trị, điều hành tại các doanh nghiệp.
Từ khóa: Kế toán quản trị, doanh nghiệp, hội nhập quốc tế, lợi nhuận
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16,17,18,19,20,...82
Powered by FlippingBook