TCTC ky 1 thang 11-2016 - page 11

TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2016
13
pháp kỹ thuật của kế toán tài chính như chứng từ,
tài khoản… còn sử dụng các công cụ đo lường và
cung cấp các thông tin định lượng bên cạnh thông
tin định tính, phân tích, dự báo cũng như các mô
hình quản trị, mô hình tài chính. Xu hướng này
minh chứng rằng, ngày càng có nhiều hơn giám
đốc tài chính và nhân viên KTQT đang phải cân
nhắc giữa các phương pháp nhằm đáp ứng các
nhu cầu khác nhau của các nhà quản trị khác nhau
trong DN.
- Yêu cầu về kỹ năng và năng lực cao hơn với
việc quản trị chi phí hành vi: Nghĩa là đòi hòi sự
thay đổi của nhân viên KTQT nhằm thúc đẩy các
nhà quản trị cấp trung gian để chứng tỏ cho các
đồng nghiệp của họ rằng, các phương pháp luận
của KTQT hiện đại và quản trị DN là có thể được
thực thi. Theo dự báo, KTQT sẽ chuyển sang một
kỷ nguyên mới, rất gần với quản trị DN là một
công cụ hợp nhất giữa chiến lược kinh doanh với
thị trường, hợp nhất giữa kiểm soát, thông tin
phản hồi với thông tin định hướng và là một bộ
phận thiết yếu của quản trị và kế toán chiến lược.
Thực trạng hướng dẫn và
áp dụng kế toán quản trị tại Việt Nam
Ở Việt Nam, KTQT đã xuất hiện và phát triển
gắn liền với các chính sách, chế độ kế toán áp dụng
tại các DN. Tuy nhiên, KTQT chỉ mới được đề cập
một cách có hệ thống vào đầu những năm 90 của
thế kỷ trước trở lại đây và trở thành cấp bách trong
việc xây dựng hệ thống thông tin kế toán vào đầu
những năm 2000, khi các DN cần nâng cao chất
lượng quản lý để tăng năng lực cạnh tranh trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Về mặt pháp lý, thuật ngữ “KTQT” cũng chỉ
được công nhận chính thức trong Luật Kế toán
năm 2003. Luật Kế toán 2003 đã chính thức thừa
nhận vai trò của KTQT trong quá trình quản lý
và điều hành hoạt động của các DN. Cụ thể, Điều
10, Luật Kế toán 2003 quy định kế toán ở đơn vị
kế toán gồm kế toán tài chính và KTQT. Sau đó,
KTQT được cụ thể hóa trong Thông tư 53/2006/
TT-BTC ngày 12/6/2006 hướng dẫn áp dụng KTQT
trong DN. Đây là văn bản pháp luật về KTQT tính
đến thời điểm hiện nay, làm nền tảng cho quá
trình thực hiện tại các DN. Những vấn đề cơ bản
được đề cập trong Thông tư 53/2006/TT-BTC bao
gồm các quy định chung, tổ chức công tác KTQT
và một số nội dung KTQT chủ yếu như KTQT chi
phí và giá thành, bán hàng và kết quả kinh doanh,
phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và
lợi nhuận, lựa chọn thông tin thích hợp cho việc
ra quyết định ngắn hạn và dài hạn, lập dự toán
ngân sách sản xuất kinh doanh…
Có thể thấy, các quy định về KTQT ở Việt Nam
vẫn thiên về việc coi KTQT là một bộ phận của kế
toán hay là kế toán nội bộ, với mục tiêu chủ yếu
là cung cấp thông tin kiểm soát hoạt động DN cho
những nhà quản trị trong nội bộ DN. Bên cạnh đó,
một số hướng dẫn vẫn còn ở mức độ khái quát,
chẳng hạn như các nội dung của kế toán trách
nhiệm liên quan đến nhận diện và xác định các
trung tâm trách nhiệm, báo cáo và đánh giá các
trung tâm trách nhiệm trong DN…
Ở Việt Nam, qua khảo sát việc áp dụng KTQT
trong các DN trong khoảng thời gian hơn 10 năm
trở lại đây, cho thấy, KTQT tồn tại dưới 2 mô hình
cơ bản trên cơ sở sự chi phối chủ yếu bởi đặc điểm
hoạt động sản xuất kinh doanh của DN như sau:
Thứ nhất,
đối với các DN có hệ thống quản lý
dựa trên nền tảng chuyên môn hóa sâu theo từng
bộ phận sản xuất kinh doanh thì các nội dung chủ
yếu của KTQT được xác định theo hướng cung
cấp thông tin định lượng về tình hình kinh tế tài
chính gắn với từng bộ phận. KTQT thường tập
trung vào một số nội dung cơ bản như phân loại,
kiểm soát và đánh giá chi phí theo từng phạm
vi chuyên môn hóa, từng cấp bậc quản trị; Xác
định, kiểm soát và đánh giá giá thành sản phẩm
tại từng bộ phận sản xuất; Xây dựng các loại dự
toán sản xuất kinh doanh và kiểm soát, đánh giá
trách nhiệm ở từng cấp bậc quản trị; Phân tích và
cung cấp thông tin phục vụ cho việc đưa ra các
quyết định kinh doanh, tư vấn quản trị và dự báo
một số chỉ tiêu tài chính ở từng bộ phận trong DN.
Thứ hai,
đối với các DN có hệ thống quản lý
dựa trên nền tảng chuyên môn hóa sâu theo từng
hoạt động sản xuất kinh doanh, thì nội dung của
KTQT hướng đến cung cấp thông tin định lượng
về tình hình kinh tế tài chính gắn chặt với từng
quá trình hoạt động nhằm phục vụ cho việc kiểm
soát và hoạch định.
Theo đó, các nội dung cơ bản về xác định chi
phí, giá thành, xây dựng dự toán và phân tích
thông tin được thực hiện tại các DN theo từng
Các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các
tập đoàn kinh tế lớn cả ở khu vực kinh tế Nhà
nước và tư nhân đã rất chủ động và nhạy bén
trong triển khai áp dụng những nội dung mới
của kế toán quản trị, qua đó nâng cao khả
năng cạnh tranh và hiệu quả quản lý, điều
hành doanh nghiệp.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16,17,18,19,20,21,...82
Powered by FlippingBook