TCTC ky 1 thang 11-2016 - page 14

16
TRIỂN KHAI LUẬT KẾ TOÁN NĂM 2015 TRONG CHIẾN LƯỢC KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
Một là,
mức độ sơ khai: “xử lý bán thủ công”
(phổ biến vào những năm 1990-1995);
Hai là,
mức độ tự động hóa công tác kế toán
(phổ biến từ những năm 1995 - nay);
Ba là,
mức độ tự động hóa công tác quản lý
nguồn lực, trong đó có kế toán.
Hiện nay Việt Nam đang trong giai đoạn thứ
hai của quá trình đầu tư ứng dụng CNTT toàn
diện để nâng cao năng lực quản lý và sản xuất
kinh doanh của DN, trong đó bao gồm cả công
tác kế toán. Cụ thể là ứng dụng tự động hóa công
tác kế toán trên cơ sở DN thực hiện công tác kế
toán với một phần mềm kế toán. Các gói phần
mềm kế toán có thể đi kèm với một loạt các tính
năng chuyên ngành hoặc một chương trình chung
chung mà có thể được tùy chỉnh sao cho phù hợp
với hoạt động kinh doanh của DN. Các tổ chức, cá
nhân cung cấp phần mềm kế toán phải chịu trách
nhiệm đảm bảo tiêu chuẩn và điều kiện của phần
mềm kế toán theo quy định của Bộ Tài chính khi
cung cấp cho các đơn vị kế toán.
Về hình thức kế toán và mẫu sổ kế toán, Điều
122, Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định: “Tùy
theo đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý, DN
được tự xây dựng hình thức ghi sổ kế toán cho
riêng mình trên cơ sở đảm bảo thông tin về các
giao dịch phải được phản ánh đầy đủ, kịp thời,
dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu”... “DN được
tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán cho riêng mình
nhưng phải đảm bảo cung cấp thông tin về giao
dịch kinh tế một cách minh bạch, đầy đủ, dễ kiểm
tra, dễ kiểm soát và dễ đối chiếu...”.
Những vấn đề đặt ra
Nhìn chung, tất cả các văn bản pháp luật hiện
nay đều đề cập khá đơn giản về việc áp dụng hình
thức kế toán trên máy vi tính, không hướng dẫn
hoặc quy định một cách chi tiết. Về hình thức kế
toán, mẫu sổ kế toán, tuy đã được cụ thể hóa trong
Thông tư 200/2014/TT-BTC nhưng không quy định
bắt buộc về mẫu sổ, nội dung và phương pháp ghi
chép đối với các loại sổ kế toán; quy trình ghi sổ
kế toán... Có nghĩa là khi DN ứng dụng CNTT vào
công tác kế toán sẽ không bị áp đặt theo từng hình
thức kế toán như trước đây. Vậy nhưng, ở Luật Kế
toán 2003 lẫn Luật Kế toán 2015 lại cho phép sửa
chữa, điều chỉnh sổ kế toán theo tinh thần Chuẩn
mực kế toán VAS23 và VAS 29. Đây là nội dung
tác động nhiều đến quá trình xử lý dữ liệu sổ kế
toán trong trường hợp DN sử dụng phần mềm kế
toán… Cụ thể:
Thứ nhất,
cụm từ “dễ kiểm tra, kiểm soát và
đối chiếu” nêu trong quy định mẫu sổ kế toán:
“DN được tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán cho
riêng mình nhưng phải đảm bảo cung cấp thông
tin về giao dịch kinh tế một cách minh bạch, đầy
đủ, dễ kiểm tra, dễ kiểm soát và dễ đối chiếu....”
chỉ mang tính chung chung, lợi dụng kẽ hở này,
DN sẽ xây dựng biểu mẫu rất “linh hoạt” khiến
cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra... khó
đưa ra yêu cầu cung cấp mẫu sổ kế toán cho đơn
vị kế toán. Mặt khác, đáp ứng quy định này, người
làm công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán đòi hỏi
phải có được kiến thức tổng hợp, linh hoạt ứng xử
để có thể hoàn thành chức năng, nhiệm vụ chuyên
môn của mình. Đặc biệt là phải có trình độ để truy
xuất thông tin dữ liệu từ phần mềm kế toán qua
Microsoft Excel để xem xét các sổ kế toán, các báo
cáo của đơn vị kế toán.
Thứ hai,
Luật Kế toán 2013, Luật Kế toán 2015
và các văn bản chế độ kế toán hiện nay chỉ quy
định các tổ chức, cá nhân cung cấp phần mềm kế
toán phải chịu trách nhiệm đảm bảo tiêu chuẩn
và điều kiện của phần mềm kế toán theo quy định
của Bộ Tài chính khi cung cấp cho các đơn vị kế
toán (Thông tư 103/2005/TT-BTC “hướng dẫn về
tiêu chuẩn và điều kiện của phần mềm kế toán”).
Theo quy định trên, các đơn vị xây dựng và cung
cấp phần mềm hoạt động theo kiểu “trăm hoa
đua nở” và với đa dạng sản phẩm trên thị trường
phần mềm kế toán. Ví dụ: Phân loại phần mềm
kế toán theo quy mô của DN (lớn, vừa, nhỏ);
phân loại phần mềm kế toán theo ngành nghề
như: Chuyên ngành xây lắp, chuyên ngành sản
xuất công nghiệp, chuyên ngành vận chuyển,
logistics; phần mềm hành chính sự nghiệp... Điều
này gây nên những khó khăn nhất định cho đơn
vị kế toán trong việc mua sản phẩm đóng gói hay
sản phẩm phần mềm đặt hàng thiết kế theo hoạt
động của đơn vị.
Quan trọng hơn, khi Luật Kế toán quy định và
cho phép ứng dụng CNTT vào công tác kế toán một
cách cởi mở như vậy thì yêu cầu về trình độ cán bộ
làm công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán buộc
Doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng công nghệ
thông tin vào công tác kế toán theo ba mức
độ sau: Một là, mức độ sơ khai: “xử lý bán thủ
công” (phổ biến vào những năm 1990-1995);
Hai là, mức độ tự động hóa công tác kế toán
(phổ biến từ những năm 1995-nay); Ba là, mức
độ tự động hóa công tác quản lý nguồn lực,
trong đó có kế toán.
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16,17,18,19,20,21,22,23,24,...82
Powered by FlippingBook