TCTC ky 1 thang 11-2016 - page 18

20
TRIỂN KHAI LUẬT KẾ TOÁN NĂM 2015 TRONG CHIẾN LƯỢC KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
Như vậy, việc vận dụng nguyên tắc “coi trọng bản
chất hơn hình thức” trong lựa chọn phương pháp
xử lý các nghiệp vụ kế toán tại Việt Nam đang ngày
càng được coi trọng. Tuy nhiên, việc vận dụng sao
cho có hiệu quả và linh hoạt nguyên tắc này nhằm
nâng cao chất lượng thông tin về độ tin cậy và tính
trung thực hiện nay tại Việt Nam còn gặp không ít
trở ngại. Nguyên nhân có thể kể đến như sau:
Một là,
trong những trường hợp bản chất và hình
thức pháp lý của giao dịch là khác biệt hoặc các giao
dịch phát sinh quá phức tạp thì quan trọng nhất là
kế toán viên phải xác định chính xác bản chất thực
sự của giao dịch là gì để hạch toán và trình bày thông
tin cho phù hợp. Vấn đề này phụ thuộc vào trình độ
và nhận thức của người làm kế toán mà chất lượng
nguồn nhân lực kế toán - kiểm toán của Việt Nam
vẫn còn chênh lệch so với các nước trong khu vực và
trên thế giới.
Hai là,
trong kế toán, nhiều trường hợp vẫn không
tránh khỏi tính phụ thuộc vào vai trò, trình độ quản
trị hay yếu tố sở hữu của một DN, có nghĩa là cố
tình tránh việc vận dụng nguyên tắc này trong hạch
toán và trình bày thông tin. Ví dụ: DN thực hiện dấu
các khoản nợ phải trả tại các đơn vị thành viên nên
các khoản nợ này sẽ không xuất hiện trên báo cáo tài
chính (BCTC) của DN hoặc lập bộ chứng từ về bán
hàng hóa, ghi tăng doanh thu nhưng hàng hóa vẫn
nằm trong kho của DN. Vấn đề này phụ thuộc vào
trách nhiệm và nhận thức của từng tổ chức, DN về
cung cấp thông tin trung thực cho các đối tượng sử
dụng thông tin.
Ba là,
các văn bản pháp lý liên quan đến quản lý
DN về thuế, tài chính (dự phòng; quản lý, sử dụng
và khấu hao tài sản cố định; luật thuế thu nhập
DN...) chưa có sự tách biệt rõ mục đích, dẫn đến kế
toán viên tại DN có xu hướng xử lý theo quy định
của thuế thay vì xử lý đúng bản chất kinh tế của
giao dịch.
Một số đề xuất, kiến nghị
Từ những phân tích về trở ngại việc vận dụng
nguyên tắc “coi trọng bản chất hơn hình thức” tại
Việt Nam, bài viết đưa ra một số đề xuất, khuyến
nghị triển khai nhằm quán triệt và nâng cao tính linh
hoạt trong việc vận dụng nguyên tắc này trong hạch
toán và trình bày thông tin trên BCTC của các DN:
Một là,
Bộ Tài chính và Hội nghề nghiệp kế toán
kiểm toán nên ban hành các văn bản hướng dẫn, tư
vấn, giải đáp, hỗ trợ các DN trong việc nhận diện bản
chất kinh tế của một số các giao dịch phức tạp phát
sinh, tránh tình trạng thiếu tính nhất quán trong xác
định bản chất nghiệp vụ dẫn đến tranh cãi giữa các
bên khi vấn đề “coi trọng bản chất hơn hình thức”
được đưa ra để biện hộ cho phương thức xử lý về
mặt kế toán.
Hai là,
nâng cao trách nhiệm của kiểm toán viên
và DN cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán khi thực
hiện soát xét các giao dịch của khách hàng nhằm đảm
bảo nguyên tắc “coi trọng bản chất hơn hình thức”
được tuân thủ (phán đoán dựa trên nguyên tắc trọng
yếu). Những vấn đề phát sinh liên quan đến nguyên
tắc này cần được kiểm tra chặt chẽ, đầy đủ nhằm
đảm bảo thông tin báo cáo tài chính cung cấp trung
thực, khách quan, hữu ích và đáng tin cậy.
Ba là,
cần xây dựng các chiến lược hiệu quả nhằm
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kế toán - kiểm
toán. Chương trình đào tạo kế toán - kiểm toán tại
các trường đại học, cao đẳng phải tích cực đổi mới,
cập nhật theo những thay đổi của chuẩn mực kế
toán quốc tế, đồng thời, rèn cho sinh viên kỹ năng
phân tích, phán đoán giao dịch, vận dụng nguyên
tắc kế toán để xử lý và trình bày thông tin một cách
linh hoạt.
Bốn là,
sớm nghiên cứu, ban hành các nghị định
triển khai áp dụng Luật Kế toán 2015, làm cơ sở cho
kế toán tại DN, kế toán viên hành nghề, kiểm toán
viên hành nghề và DN hành nghề cung cấp dịch vụ
kế toán, kiểm toán cũng như các cấp quản lý DN
nâng cao trách nhiệm của mình trong việc tuân thủ
các quy định của khuôn khổ pháp luật về kế toán.
Đặc biệt, vận dụng và tuân thủ triệt để nguyên tắc
“Việc lập và trình bày BCTC phải bảo đảm phản ánh
đúng bản chất của giao dịch hơn là hình thức, tên gọi
của giao dịch” nhằm nâng cao chất lượng thông tin
kế toán.
Tài liệu tham khảo:
1. Quốc hội, Luật Kế toán số 88/2015/QH13;
2. Bộ Tài chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 06, 14, 21;
3. Bộ Tài chính, Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014;
4. International Accounting (second edition) của Peter Walton, Axel Haller,
Bernard Raffournier;
5. Research papers center: Analysis of substance over form accounting principles
applied in China.
“Coi trọngbản chất hơn hình thức”thuộc nhóm
đặc tính về đảmbảo độ tin cậy của thông tin kế
toán như quy định trong Khuôn mẫu của Hội
đồng chuẩn mực kế toán quốc tế, nhằm nâng
cao chất lượng và tính hữu dụng của thông tin
kế toán cung cấp cho các đối tượng sử dụng
thông tin qua báo cáo tài chính của doanh
nghiệp.
1...,8,9,10,11,12,13,14,15,16,17 19,20,21,22,23,24,25,26,27,28,...82
Powered by FlippingBook