TCTC ky 1 thang 11-2016 - page 21

TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2016
23
sau đây: Nguyên tắc “phân công, phân nhiệm”,
Nguyên tắc “bất kiêm nhiệm”; Nguyên tắc “uỷ
quyền và phê chuẩn”.
Các loại kiểm soát và thủ tục kiểm soát thường
bao gồm:
Một là,
kiểm soát trực tiếp (kiểm soát quản lý
(kiểm soát độc lập) và kiểm soát xử lý):
- Kiểm soát quản lý hay kiểm soát độc lập.
Đây là loại kiểm soát mà người thực hiện luôn
độc lập với người thực hiện hoạt động được
kiểm tra, kiểm soát. Kiểm soát quản lý hay
kiểm soát độc lập thường cụ thể và đi sâu vào
các hành vi, các hoạt động cụ thể theo những
yêu cầu, mục tiêu, nhận thức, góc nhìn khác
nhau trong những điều kiện cụ thể nhưng
luôn hướng tới những mục tiêu kiểm soát nói
chung đã đặt ra như: Quy định trách nhiệm
bảo vệ tài sản và thông tin, thiết lập các quy
chế, biện pháp để ngăn ngừa sự tiếp cận đến
tài sản, thông tin của những người không có
trách nhiệm. Chế độ kiểm kê tài sản, chế độ
bảo quản tài sản, các điều kiện vật chất như
kho tàng, thiết bị cho việc bảo vệ và kiểm soát
tài sản, sổ sách và thông tin, chế độ bảo hiểm
tài sản, phòng cháy chữa cháy...
- Kiểm soát xử lý: Là loại kiểm soát được đặt
ra để xử lý các nghiệp vụ phát sinh, luân chuyển
chứng từ, nghiệp vụ, quá trình xử lý, ghi sổ các
nghiệp vụ kinh tế đảm bảo rằng nghiệp vụ đó xảy
ra và việc ghi chúng vào sổ kế toán là chính xác,
khách quan, đúng đắn, đúng quy trình, tin cậy.
Hai là,
kiểm soát tổng quát: Là kiểm soát tổng
thể cùng một lúc nhiều hoạt động khác nhau,
duới nhiều hình thức khác nhau đối với nhiều
hệ thống, nhiều công việc khác nhau. Trong môi
trường tin học, kiểm soát tổng quát trước hết
thuộc về chức năng kiểm soát của phòng điện
toán. Đối với những đơn vị có sử dụng hệ thống
vi tính, tin học trong công tác kế toán thì công
việc kiểm toán luôn phải sử dụng kết hợp giữa
các chuyên gia có am hiểu về lĩnh vực máy tính,
tin học và những chuyên gia có chuyên môn
thuộc các lĩnh vực cần kiểm soát.
Nghiên cứu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Việc nghiên cứu, đánh giá hệ thống kiểm soát
nội bộ là để xác định mức độ tin cậy đối với hệ
thống kiểm soát nội bộ này, trên cơ sở đó để xác
định và lựa chọn được phương pháp kiểm toán
hợp lý về nội dung, phạm vi và thời gian cho các
cuộc khảo sát cơ bản cần phải thực hiện. Chính
vì vậy, bất kỳ cuộc kiểm toán báo cáo tài chính
nào, kiểm toán viên bắt buộc phải nghiên cứu
đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ bởi vì:
- Số liệu trên báo cáo tài chính do cả kế toán
và hệ thống kiểm soát nội bộ trong DN kiểm
soát, thu nhận xử lý và lập nên báo cáo tài chính.
Vì vậy, muốn kiểm toán báo cáo tài chính, bắt
buộc phải nghiên cứu đánh giá hệ thống kiểm
soát nội bộ.
- Hệ thống kiểm soát nội bộ kiểm soát mọi
nghiệp vụ kinh tế phát sinh để đảm bảo cho các
cơ sở dữ liệu của nghiệp vụ.
- Kiểm toán báo cáo tài chính mà không
nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ thì mới
chỉ xem được một phần số liệu trên sổ kế toán
và không thể kết luận về độ tin cậy của báo cáo
tài chính.
- Kiểm toán hiện đại biết dựa vào hệ thống
kiểm soát nội bộ để giảm nhẹ công việc kiểm
toán, giảm khối lượng, biên chế, rút ngắn
thời gian kiểm toán, tiết kiệm chi phí và hiệu
quả hơn.
- Đây cũng là quy định bắt buộc của chuẩn
mực quốc tế về kiểm toán.
Để đánh giá về độ tin cậy của hệ thống kiểm
soát nội bộ cần phải đánh giá nhiều yếu tố, nhiều
nội dung liên quan ở nhiều giai đoạn khác nhau
rất khó khăn và phức tạp, tuy nhiên, ở bình diện
quốc tế người ta thường nhìn nhận, đánh giá tập
trung vào kiểm toán nội bộ và ủy ban kiểm toán
nội bộ. Chính vì vậy, Luật Kế toán 2015 cũng đã
chỉ rõ trách nhiệm của đơn vị kế toán phải xây
dựng, thiết lập một hệ thống kiểm soát nội bộ có
hiệu quả, hiệu lực và tin cậy, tổ chức kiểm toán
nội bộ với những nhiệm vụ được quy định cụ
thể theo luật định.
Tài liệu tham khảo:
1. Quốc hội, Luật Kế toán Việt Nam ban hành ngày 17/06/2003; Luật
Kế toán Việt Nam ban hành ngày 20/11/2015;
2. Bộ Tài chính, Hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam;
3. Luật Kế toán, kiểm toán của Mỹ, Canada, Nhật Bản; Trung Quốc; Hàn
Quốc; Cộng hòa Liên bang Đức…(tài liệu dịch);
4. Hệ thống chuẩn mực kế toán , kiểm toán IFAC và INTOSAI.
Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ và tổ chức
kiểm toán nội bộ đảm bảo cho hoạt động của
đơn vị tiến đến những mục tiêu đặt ra dễ dàng
hơn, hoạt động được công khai minh bạch và
thông tin báo cáo tài chính có độ tin cậy hơn.
Đây là những điểm tích cực và mới của Luật Kế
toán năm 2015 so với Luật Kế toán năm 2003.
1...,11,12,13,14,15,16,17,18,19,20 22,23,24,25,26,27,28,29,30,31,...82
Powered by FlippingBook