TCTC ky 1 thang 11-2016 - page 3

5
CHỦ ĐỀ
của doanh nghiệp, là công cụ quản lý, giám sát của Nhà nước.
Luật Kế toán năm 2015 bổ sung khái niệm giá trị hợp lý; bổ
sung một số hành vi bị cấm nhằm bảo đảm bao quát được tất cả
các hành vi gian lận, sai phạm trong lĩnh vực kế toán; bổ sung
quy định về báo cáo tài chính nhà nước; trách nhiệm người đại
diện pháp luật của đơn vị kế toán…
Luật cũng bổ sung các quy định về điều kiện, hồ sơ, thời
hạn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế
toán bảo đảm tính minh bạch, thuận lợi cho tổ chức, cá nhân
thực hiện các thủ tục hành chính; Quy định các trường hợp
không được cung cấp dịch vụ kế toán, các trường hợp bị đình
chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán, bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán…
Việc ban hành Luật Kế toán năm 2015 đã được các chuyên
gia đánh giá là rất thiết thực và có ý nghĩa khoa học. Để độc giả
hiểu hơn về những nội dung đổi mới tại Luật Kế toán năm 2015,
Tạp chí Tài chính phối hợp với Khoa Kế toán – Học viện Tài chính
thực hiện chủ đề “Triển khai Luật Kế toán 2015 trong chiến lược
kế toán, kiểm toán Việt Nam đến năm 2020” trên ấn phẩm TCTC
kỳ I tháng 11/2016.
TẠP CHÍ TÀI CHÍNH
Luật Kế toán năm 2003 được Quốc hội khóa XI thông qua
và có hiệu lực từ ngày 01/01/2004 với nhiều quy định chặt chẽ,
nhiều nội dung mang tính khoa học và thực tiễn cao, cho đến nay
về cơ bản vẫn có giá trị. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thực hiện,
cùng với sự phát triển, hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế, Luật
Kế toán và công tác kế toán ở Việt Nam cũng phát sinh những tồn
tại, hạn chế nhất định.
Bối cảnh mới đòi hỏi phải cải cách hệ thống kế toán phù hợp
với tiến trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với thế giới. Ngày
18/3/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 480/
QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược kế toán, kiểm toán Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn 2030”. Việc đổi mới và hội nhập của kế toán
Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 đã đặt ra nhiều vấn đề
cần giải quyết, trong đó việc ban hành Luật Kế toán thay thế Luật
Kế toán năm 2003 là một trong những vấn đề quan trọng nhất.
Trong lộ trình đó, sau một thời gian dài nghiên cứu, thảo
luận, Luật Kế toán số 88/2015/QH13 đã được Quốc hội thông qua
ngày 20/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2017. Luật Kế
toán năm 2015 gồm 6 chương – 74 điều với nhiều nội dung mới
nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng của công tác kế toán với vai
trò là công cụ trong quản lý tài chính, vốn, tài sản của nhà nước,
TRIỂNKHAI LUẬTKẾTOÁNNĂM2015TRONGCHIẾNLƯỢC
KẾTOÁN, KIỂMTOÁNVIỆTNAMĐẾNNĂM2020
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...82
Powered by FlippingBook