TCTC ky 1 thang 11-2016 - page 34

36
PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN CHÍNH SÁCH
Từ những đạo lý cần thiết...
Ngày 14/2/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị
định 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ cho
đơn vị sự nghiệp công lập thay thế Nghị định
43/2006 ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối
với đơn vị sự nghiệp công lập. Nghị định 16/2015/
NĐ-CP là Nghị định khung quy định các vấn đề
chung về cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp
công lập. Căn cứ vào đó, các bộ quản lý ngành xây
dựng và trình Chính phủ ban hành các nghị định
quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp
công lập trong từng lĩnh vực.
Bộ Tài chính đã nghiên cứu, xây dựng trình
Chính phủ ban hành Nghị định 141/2016/NĐ-CP
nhằm hướng dẫn và vươn đến mục tiêu thúc đẩy
các đơn vị sự nghiệp vươn lên, tăng cường khả
năng tự chủ ở mức cao hơn, thúc đẩy khu vực sự
nghiệp công phát triển nhanh, mạnh và bền vững,
nâng cao số lượng, chất lượng dịch vụ công, đáp
ứng tốt hơn các yêu cầu của phát triển kinh tế - xã
hội...
Điểm mới trong Nghị định 141/2016/NĐ-CP là
về phạm vi điều chỉnh cơ chế tự chủ của đơn vị sự
nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế
và sự nghiệp khác gồm: Nông nghiệp và phát triển
nông thôn, tài nguyên và môi trường, giao thông
vận tải, công thương, xây dựng, lao động thương
binh và xã hội, tư pháp, sự nghiệp khác. Nghị định
này không điều chỉnh đối với các đơn vị sự nghiệp
công lập trong các lĩnh vực: Y tế; giáo dục đào tạo;
dạy nghề; văn hóa thể thao và du lịch; thông tin
truyền thông và báo chí; khoa học và công nghệ.
Đến những đổi mới về cơ chế tự chủ
Thứ nhất,
tự chủ về nhân sự, tổ chức bộ máy và
thực hiện nhiệm vụ.
Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định tất cả các
đơn vị sự nghiệp công lập điều phải xây dựng vị
trí việc làm và cơ cấu viên chức trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt, do đó, Nghị định 141/2016/NĐ-CP
đã đưa ra những cơ chế cụ thể đối với nội dung tự
chủ về nhân sự.
Theo đó, vấn đề định vị trí việc làm, cơ cấu viên
chức như sau: Đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp
khác tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư
và đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác tự bảo
đảm chi thường xuyên được quyết định vị trí việc
làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp
phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; Đơn vị
sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác tự bảo đảm một
phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp kinh tế,
sự nghiệp khác do ngân sách nhà nước (NSNN) bảo
đảm chi thường xuyên xây dựng vị trí việc làm và
cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trình
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác tự
bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và đơn vị
sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác tự bảo đảm chi
thường xuyên quyết định số lượng người làm việc;
Tự bảo đảm một phần chi thường xuyên đề xuất
số lượng người làm việc của đơn vị trình cơ quan
có thẩm quyền quyết định; Đơn vị sự nghiệp kinh
tế, sự nghiệp khác do NSNN bảo đảm chi thường
xuyên đề xuất số lượng người làm việc trên cơ sở
định biên bình quân 05 năm trước và không cao hơn
số định biên hiện có của đơn vị, trình cơ quan có
thẩm quyền quyết định.
NHỮNGĐỔI MỚI VỀ TRAOQUYỀNTỰ CHỦ
CHO CÁC ĐƠNVỊ SỰNGHIỆP CÔNG LẬP
TS. PHẠM THÁI HÀ
Ngày 10/10/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 141/2016/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ
của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác. Với mục tiêu thúc
đẩy các đơn vị sự nghiệp vươn lên, tăng cường khả năng tự chủ ở mức cao hơn, thúc đẩy khu vực
sự nghiệp công phát triển nhanh, mạnh và bền vững, nâng cao số lượng, chất lượng dịch vụ công,
đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội..., Nghị định 141/2016/NĐ-CP là động
lực mới giúp các đơn vị sự nghiệp tự chủ, phát triển.
Từ khóa: Tự chủ tài chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài chính, nhân sự, tổ chức
1...,24,25,26,27,28,29,30,31,32,33 35,36,37,38,39,40,41,42,43,44,...82
Powered by FlippingBook