TCTC ky 1 thang 11-2016 - page 35

TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2016
37
Bên cạnh đó, đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp
khác được quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể
các đơn vị không thuộc cơ cấu tổ chức các đơn vị cấu
thành theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền,
khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp
luật; xây dựng phương án sắp xếp lại các đơn vị cấu
thành trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Đối với đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác
tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị
sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác được Nhà nước
bảo đảm chi thường xuyên: Xây dựng phương án sắp
xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức của đơn vị trình cơ quan
có thẩm quyền quyết định.
Hàng năm, đơn vị xây dựng kế hoạch hoạt động cho
phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, khả năng của đơn
vị theo quy định của pháp luật. Đơn vị quyết định các
biện pháp thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch của đơn
vị, kế hoạch của cơ quan cấp trên giao, đảm bảo chất
lượng, tiến độ; tham dự đấu thầu cung ứng các dịch vụ
sự nghiệp công phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của
đơn vị được cấp có thẩm quyền giao; liên doanh, liên
kết với các tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ đáp
ứng nhu cầu của xã hội theo quy định của pháp luật.
Thứ hai,
tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp
kinh tế, sự nghiệp khác tự bảo đảm chi thường xuyên
và chi đầu tư.
Nguồn tài chính của đơn vị được xác định là
nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công trong
lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác; Nguồn
NSNN đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự
nghiệp công trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự
nghiệp khác, theo giá tính đủ chi phí (gồm: Chi phí
tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí
khấu hao tài sản cố định); Nguồn thu phí theo pháp
luật về phí, lệ phí được để lại chi theo quy định của
pháp luật phí và lệ phí; Nguồn thu từ hoạt động khác
(nếu có); Nguồn NSNN cấp cho các nhiệm vụ không
thường xuyên (nếu có); Nguồn vốn vay, viện trợ, tài
trợ theo quy định của pháp luật và nguồn khác.
Đơn vị được chủ động sử dụng các nguồn tài chính
giao tự chủ theo quy định để chi thường xuyên như:
Chi tiền lương: Đơn vị chi trả tiền lương theo lương
ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà
nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công. Khi Nhà
nước điều chỉnh tiền lương, đơn vị tự bảo đảm tiền
lương tăng thêm từ nguồn thu của đơn vị, ngân sách
nhà nước không cấp bổ sung; Chi hoạt động chuyên
môn, chi quản lý: Đối với các nội dung chi đã có định
mức chi theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, căn cứ vào khả năng tài chính, đơn vị được
quyết định mức chi cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và được
quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Đối với các nội dung chưa có định mức chi theo
quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì
căn cứ tình hình thực tế, đơn vị xây dựng mức chi cho
phù hợp theo quy chế chi tiêu nội bộ và chịu trách
nhiệm về quyết định của mình; Trích khấu hao tài sản
cố định, số tiền trích khấu hao tài sản cố định được
đầu tư, mua sắm từ nguồn NSNN hoặc có nguồn gốc
từ NSNN được bổ sung quỹ phát triển hoạt động sự
nghiệp của đơn vị (NSNN không cấp kinh phí mua
sắm, sửa chữa lớn trang thiết bị, tài sản cho đơn vị). Số
tiền trích khấu hao tài sản cố định được đầu tư, mua
sắm từ nguồn vốn vay dùng để trả nợ; số còn lại bổ
sung quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị.
Mặt khác, đối với đơn vị chi theo quy định của
Luật NSNN và pháp luật hiện hành đối với từng
nguồn kinh phí (phần được để lại chi mua sắm, sửa
chữa lớn tài sản, máy móc thiết bị phục vụ công việc
thu phí và các khoản chi khác theo quyết định của
cấp có thẩm quyền nếu có), đơn vị phải thực hiện
đúng các quy định của Nhà nước về mức chi, tiêu
chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô; tiêu chuẩn, định
mức về nhà làm việc; tiêu chuẩn, định mức trang
bị điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di
động; chế độ công tác phí nước ngoài; chế độ tiếp
khách nước ngoài và hội thảo quốc tế ở Việt Nam.
Thứ ba,
tự chủ trong giao dịch tài chính.
Nghị định mới quy định, đơn vị sự nghiệp kinh
tế, sự nghiệp khác được mở tài khoản tiền gửi tại
ngân hàng thương mại hoặc Kho bạc Nhà nước để
phản ánh các khoản thu, chi hoạt động dịch vụ sự
nghiệp công không sử dụng NSNN; Các khoản kinh
phí thuộc NSNN, các khoản thu dịch vụ sự nghiệp
công sử dụng NSNN, các khoản thu phí theo pháp
luật về phí, lệ phí, đơn vị mở tài khoản tại Kho bạc
Nhà nước để phản ánh.
Cùng với đó, Chính phủ cũng cho phép đơn vị sự
nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác có hoạt động dịch vụ
được vay vốn của các tổ chức tín dụng, huy động vốn
của cán bộ, viên chức trong đơn vị để đầu tư mở rộng
và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, tổ chức
hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.
Riêng các đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác
tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được vay
vốn để đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất theo quy định.
Khi thực hiện vay vốn, huy động vốn, đơn vị phải có
phương án tài chính khả thi, tự chịu trách nhiệm trả
nợ vay, cả gốc và lãi theo quy định; chịu trách nhiệm
trước pháp luật về việc vay vốn, huy động vốn và
hiệu quả sử dụng vốn vay, vốn huy động.
Thứ tư,
về cơ chế lập, chấp hành dự toán thu, chi.
Đối với dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng
1...,25,26,27,28,29,30,31,32,33,34 36,37,38,39,40,41,42,43,44,45,...82
Powered by FlippingBook