TCTC ky 1 thang 11-2016 - page 36

38
PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN CHÍNH SÁCH
NSNN và dịch vụ khác được Nghị định quy định là,
hàng năm, căn cứ vào kết quả thực hiện về số lượng,
khối lượng dịch vụ; tình hình thu, chi hoạt động cung
cấp dịch vụ sự nghiệp công và các dịch vụ khác của
năm hiện hành; yêu cầu nhiệm vụ của năm kế hoạch,
đơn vị lập kế hoạch về số lượng, khối lượng dịch vụ
và dự toán thu, chi gửi cơ quan quản lý cấp trên.
Đối với dịch vụ sự nghiệp công do Nhà nước đặt
hàng, giao nhiệm vụ thì hàng năm căn cứ số lượng,
khối lượng, đơn giá dịch vụ sự nghiệp công được
đặt hàng, giao nhiệm vụ theo hướng dẫn của bộ, cơ
quan trung ương, UBND cấp tỉnh, đơn vị lập dự toán
gửi cơ quan quản lý cấp trên theo quy định. Đối với
dịch vụ sự nghiệp công do Nhà nước đặt hàng, giao
nhiệm vụ theo giá chưa tính đủ chi phí, đơn vị lập dự
toán ngân sách hỗ trợ phần chi phí chưa kết cấu trong
giá dịch vụ sự nghiệp công.
Đối với dự toán chi từ nguồn thu phí được để lại
theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí: Căn cứ
tình hình thực hiện năm hiện hành, nhiệm vụ của
năm kế hoạch, đơn vị lập kế hoạch về số thu phí và
dự toán chi từ nguồn thu phí được để lại trang trải
chi phí hoạt động thu phí, gửi cơ quan quản lý cấp
trên theo quy định. Đối với đơn vị tự bảo đảm một
phần chi thường xuyên từ nguồn thu phí được để lại
chi theo quy định, không có nguồn thu hoạt động
dịch vụ sự nghiệp công, việc lập dự toán chi bao
gồm: Chi từ nguồn phí được để lại theo quy định và
phần kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ do nguồn
thu phí được để lại chi theo quy định không bảo đảm
đủ chi thường xuyên (nếu có).
Bên cạnh đó, việc phân bổ và giao dự toán cũng
phải tuân thủ theo quy định của Luật NSNN. Căn
cứ lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công, cơ quan
quản lý cấp trên giao dự toán kinh phí ngân sách đặt
hàng, giao nhiệm vụ cho các đơn vị sự nghiệp kinh
tế, sự nghiệp khác theo từng danh mục dịch vụ sự
nghiệp công sử dụng NSNN theo quyết định của cấp
có thẩm quyền. Nếu đơn vị do Nhà nước bảo đảm
chi thường xuyên thì cơ quan quản lý cấp trên thực
hiện giao dự toán ổn định trong 3 năm và được điều
chỉnh khi Nhà nước thay đổi nhiệm vụ, cơ chế chính
sách theo quy định.
Cùng với các quy định trên, Chính phủ cũng quy
định, kinh phí chi thường xuyên từ các nguồn tài
chính giao tự chủ, cuối năm ngân sách chưa sử dụng
hết, đơn vị được chuyển sang năm sau để tiếp tục
sử dụng. Mặt khác, đối với kinh phí chi nhiệm vụ
không thường xuyên, cuối năm ngân sách chưa sử
dụng hoặc sử dụng chưa hết, đơn vị thực hiện theo
quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn.
Thứ năm,
đẩy mạnh trao quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm cho các đơn vị.
Một trong những điểm đổi mới được dư luận
đánh giá cao tại Nghị định 141/2016/NĐ-CP là
Chính phủ đã đẩy mạnh việc trao quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp Theo đó
các đơn vị xây dựng phương án tự chủ, xác định
phân loại đơn vị theo 1 trong 4 loại tự chủ là: Tự bảo
đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; Tự bảo đảm
chi thường xuyên; Tự bảo đảmmột phần chi thường
xuyên; NSNN bảo đảm chi thường xuyên. Như vậy,
Chính phủ trao quyền cho các đơn vị nghiên cứu,
lựa chọn loại hình phù hợp với chức năng, nhiệm
vụ được cấp có thẩm quyền giao và điều kiện thực
tế của đơn vị, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên thực
hiện. Tuy nhiên, vai trò của các bộ, cơ quan trung
ương, UBND cấp tỉnh rất quan trọng trong việc
xem xét, thẩm tra dự toán thu, chi và mức kinh phí
NSNN bảo đảm chi thường xuyên đối với đơn vị do
Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên; dự kiến phân
loại các đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác
trực thuộc, gửi cơ quan tài chính cùng cấp xem xét,
có ý kiến.
Sau khi có ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài
chính, các bộ, cơ quan trung ương, UBND cấp tỉnh
(hoặc cơ quan cấp dưới theo phân cấp) quyết định
phân loại các đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác
trực thuộc và phê duyệt dự toán kinh phí NSNN bảo
đảm chi thường xuyên đối với đơn vị do Nhà nước
bảo đảm chi thường xuyên. Việc giao quyền tự chủ
cho các đơn vị được ổn định trong thời gian 3 năm.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày
20/12/2016. Các đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp
khác đang được cấp có thẩm quyền giao cơ chế tài
chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP thì tiếp tục
được thực hiện đến hết năm 2016.
Tài liệu tham khảo:
1. Chính phủ, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP; Nghị định 141/2016/NĐ-CP;
2. Bộ Tài chính, 2015: Hội thảo “Cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp
công lập”;
3. TS. Đoàn Hương Quỳnh: Tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công:
Đột phá mới và các yêu cầu thực hiện – Tạp chí Tài chính tháng 4/2016;
4. Các trang điện tử: chinhphu.vn; mof.gov.vn; tapchitaichinh.vn
.
Đối với đơn vị do Nhà nước bảo đảm chi
thường xuyên, căn cứ tình hình thực hiện năm
hiện hành, số lượng người làm việc được cấp
có thẩm quyền phê duyệt, chế độ chi tiêu hiện
hành, đơn vị lập dự toán thu, chi ngân sách gửi
cơ quan quản lý cấp trên theo quy định của
Luật Ngân sách Nhà nước.
1...,26,27,28,29,30,31,32,33,34,35 37,38,39,40,41,42,43,44,45,46,...82
Powered by FlippingBook