TCTC ky 1 thang 11-2016 - page 39

41
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Một số vấn đề chung
về hệ thống chỉ tiêu thống kê
Theo Luật Thống kê sửa đổi năm 2015, thuật
ngữ “Hệ thống chỉ tiêu thống kê” là tập hợp những
chỉ tiêu thống kê phản ánh các đặc điểm của hiện
tượng kinh tế - xã hội. Về phạm vi, “kinh tế - xã
hội” là một khái niệm rộng, gồm tất cả các chỉ tiêu
thống kê thuộc các lĩnh vực: điều kiện tự nhiên,
dân số lao động, tài khoản quốc gia, tài chính - tín
dụng - chứng khoán, nông, lâm nghiệp - thuỷ sản,
công nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải,
bưu điện, thương nghiệp, khách sạn nhà hàng, du
lịch, dịch vụ - giá cả, đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) và vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA),
khoa học - kỹ thuật, giáo dục - đào tạo, y tế và sức
khoẻ, văn hoá, thông tin, thể thao, đời sống, xã hội,
môi trường,...
Về cấp độ của hệ thống chỉ tiêu, cần xác định
như sau:
- Luật Thống kê năm 2015 đã quy định danh
mục hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia gồm 186
chỉ tiêu, trong đó giao Chính phủ ban hành Nghị
định hướng dẫn về khái niệm, phương pháp tính,
phân tổ chủ yếu, kỳ công bố, nguồn số liệu và cơ
quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp.
- Đối với hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia,
cần căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh
tế- xã hội của đất nước để xây dựng hệ thống chỉ
tiêu thống kê quốc gia, đồng thời phải phù hợp với
thực tiễn của Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế.
- Nội dung của mỗi chỉ tiêu phải bảo đảm các
yêu cầu về tính thống nhất; tính đầy đủ; tính phù
hợp, logic và liên kết giữa các hệ thống chỉ tiêu
thống kê, bảo đảm khai thác triệt để nguồn thông
tin từ các hệ thống kê khai, đăng ký hồ sơ hành
chính, thực hiện phân công, phân cấp triệt để cho
thống kê bộ, ngành, không trùng lắp, chồng chéo
giữa hệ thống thống kê tập trung và hệ thống thống
kê bộ, ngành; Tính phù hợp và khả thi trong quá
trình thu thập, xử lý và công bố số liệu của các hệ
thống chỉ tiêu thống kê; tính so sánh quốc tế.
- Theo Luật Thống kê năm 2015, hệ thống chỉ
tiêu thống kê của bộ, ngành là tập hợp các chỉ tiêu
thống kê do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán
Nhà nước ban hành để thu thập thông tin thống kê
hình thành hệ thống thông tin thống kê bộ, ngành.
- Hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành gồm: (1)
Các chỉ tiêu thống kê bộ, ngành do bộ, ngành đó
thực hiện; (2) Các chỉ tiêu thống kê bộ, ngành do
bộ, ngành được phân công thực hiện theo yêu cầu
quản lý của ngành, lĩnh vực; (3) Các chỉ tiêu thống
kê bộ, ngành do cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc bộ,
cơ quan ngang bộ tại đơn vị hành chính cấp tỉnh
thực hiện cung cấp cho bộ, ngành tổng hợp.
- Hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành được xây
dựng phù hợp với hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc
gia và thông lệ quốc tế. Hệ thống chỉ tiêu thống kê
bộ, ngành là cơ sở phân công, phối hợp giữa các cơ
quan nhà nước trong việc xây dựng chương trình
điều tra thống kê, sử dụng dữ liệu hành chính cho
hoạt động thống kê và chế độ báo cáo thống kê cấp
bộ, ngành.
Ở Việt Nam, hiện nay, ngoài một số lĩnh vực có
MỘT SỐYÊU CẦUVỀ HOÀNTHIỆN
HỆ THỐNG CHỈ TIÊUTHỐNG KÊ TÀI CHÍNHVIỆT NAM
ThS. HOÀNG XUÂN NAM, ThS. ĐÀO HẠNH NGÂN
Thống kê tài chính gồm tập hợp toàn bộ các lưu lượng và tồn lượng về tài sản và công nợ tài chính
của tất cả các khu vực của nền kinh tế. Thống kê tài chính được tổ chức và trình bày để chỉ ra lưu
lượng giữa các khu vực của nền kinh tế và tồn lượng tương ứng về tài sản và công nợ tài chính.
Để xây dựng được một hệ thống chỉ tiêu thống kê thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Tài chính, cần
nghiên cứu xác định các chỉ tiêu cụ thể cũng như: giải thích đầy đủ nội dung chỉ tiêu, phương pháp
tính toán, tổng hợp chỉ tiêu, xác định phạm vi tính toán của chỉ tiêu, nguồn thu thập số liệu và
phân công trách nhiệm thu thập.
Từ khóa: Thống kê, thống kê tài chính, Luật Thống kê, tài chính
1...,29,30,31,32,33,34,35,36,37,38 40,41,42,43,44,45,46,47,48,49,...82
Powered by FlippingBook