TCTC ky 1 thang 11-2016 - page 41

TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2016
43
thống kê của ngành Tài chính. Việc hoàn thiện hệ
thống chỉ tiêu thống kê tài chính cần đáp ứng một
số yêu cầu sau:
Thứ nhất,
hệ thống chỉ tiêu cần bao quát đầy đủ
các lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính, đáp ứng yêu
cầu của Luật Thống kê, các luật chuyên ngành và
các văn bản hướng dẫn; Từng bước hướng tới việc
phản ánh đầy đủ các lĩnh vực tài chính Chính phủ
điều hành như: Các quỹ xã hội: Bảo hiểm xã hội
và bảo hiểm y tế; các quỹ từ thiện; các quỹ khuyến
học; các quỹ ngành nghề...; Ngân sách phần tự thu,
tự chi của các ngành được Luật cho phép không
báo cáo chung trong NSNN (Quỹ Bình ổn giá, Quỹ
thưởng xuất khẩu…); điều hành chính sách tỷ giá,
điều khiển lãi suất trong nền kinh tế...
Thứ hai,
mức độ chi tiết của các chỉ tiêu đảm bảo
khả năng thu thập và cung cấp thông tin của các
đơn vị được giao trách nhiệm cung cấp, cũng như
có khả năng tổng hợp trên cơ sở sử dụng được các
công cụ tin học.
Thứ ba,
hệ thống các chỉ tiêu được sắp xếp lại
phải hướng tới có mục tiêu phân tích, dự báo, cảnh
báo sau này.
Thứ tư,
tạo thuận lợi cho việc áp dụng hiệu quả
ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong
các hoạt động thống kê tài chính, tạo cơ sở tích
hợp, đồng bộ hoá các hình thức thu thập thông tin,
phương pháp xử lý, tổng hợp thông tin, cung cấp,
phổ biến và chia sẻ thông tin thống kê tài chính, từ
đó hình thành hệ thống thông tin thống kê thống
nhất toàn ngành Tài chính.
Thứ năm,
chỉ tiêu thống kê tài chính của Việt
Nam phải có khả năng so sánh với số liệu thống kê
tài chính quốc tế về các khái niệm, các bảng phân
loại, về kỳ thu thập và phương pháp thu thập. Đặc
biệt, cần có sự tương đồng về phạm vi, nội hàm của
từng chỉ tiêu thống kê tài chính lớn, cơ bản phục
vụ cho việc tính toán, cung cấp thông tin thống kê
tài chính giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế.
Việc chuẩn hóa được thực hiện theo nguyên tắc,
với những bảng phân loại đã được quốc tế sử dụng,
cần nghiên cứu và áp dụng nhằm đảm bảo tính
so sánh của số liệu thống kê tài chính. Với những
danh mục Việt Nam xây dựng dựa trên bảng phân
loại quốc tế có chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện
thực tế và điều kiện áp dụng tại Việt Nam, cần tuân
thủ áp dụng trong tính toán các chỉ tiêu cũng như
thu thập số liệu, lập báo cáo; Cần thống nhất cách
đánh mã và phân tổ nhằm đảm bảo tính tương
thích của số liệu, tránh tình trạng một đối tượng
lại được quy định nhiều mã khác nhau ở các lĩnh
vực khác nhau.
Đối với các danh mục, các bảng phân loại
mới, khi xây dựng cần nghiên cứu thật kỹ đảm
bảo đáp ứng nguyên tắc phù hợp với thông lệ
quốc tế và đặc thù của Việt Nam, tránh tình trạng
bảng phân loại được xây dựng trên cơ sở đáp
ứng nhu cầu phát sinh trong những lĩnh vực, nội
bộ ngành, dẫn đến hiện tượng khi mà hệ thống
chỉ tiêu thống kê đã tương đối đầy đủ và hoàn
thiện nhưng hệ thống danh mục dùng chung vẫn
thiếu và không thống nhất theo thời gian, gây
khó khăn cho công tác tổng hợp và so sánh thống
kê. Đối với các lĩnh vực đặc thù, khi xây dựng
cần có sự so sánh, tham khảo các bảng phân loại
tương tự về ngành, nghề đó đảm bảo tính tương
thích, so sánh của dữ liệu.
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội
nhập sâu và rộng với nền kinh tế thế giới, nhu cầu
về thông tin thống kê tài chính không ngừng tăng
lên. Đối tượng dùng thông tin thống kê tài chính
rất đa dạng như các tổ chức, cá nhân trong nước và
quốc tế, các nhà đầu tư, các nhà khoa học, các cơ
quan thống kê trong khu vực và thế giới. Điều này
đặt ra yêu cầu rất lớn cho tính chính xác, đồng bộ,
nhất quán của các số liệu thống kê tài chính được
cung cấp. Đồng thời với đó, việc cung cấp số liệu
thống kê tài chính cần phải được mở rộng nhằm
đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông tin của các tổ chức,
cá nhân trong nước và quốc tế.
Bên cạnh đó, cần từng bước nghiên cứu áp dụng
đầy đủ phương pháp Thống kê tài chính Chính phủ
của IMF tại Việt Nam và các chuẩn mực thống kê
quốc tế đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới,
nhằm tạo cơ hội phân tích sức khỏe tài chính quốc
gia theo chuẩn mực và góc nhìn quốc tế. Điều này
cũng đồng nghĩa với khả năng so sánh tài chính
quốc gia giữa Việt Nam với các nước.
Tài liệu tham khảo:
1. Quốc hội (2015) Luật Thống kê số 89/2015/QH13 ngày 23/11/2015;
2. Chính phủ (2015), Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia cần ưu tiên triển khai
tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử;
3. Bộ Tài chính (2014), Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Chiến
lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến
năm 2030;
4. Bộ Tài chính (2010), Kế hoạch phát triển hệ thống thông tin và dữ liệu
thống kê tài chính đến năm 2015;
5. Bộ Tài chính, Báo cáo định kỳ về tiến độ thực hiện chiến lược thống kê Việt
Nam các năm 2011-2015;
6. Chính phủ (2011), Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn
2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
7. Chính phủ (2012), Chiến lược Tài chính đến năm 2020;
8. IMF (2001, 2014) Cẩm nang thống kê Tài chính Chính phủ.
1...,31,32,33,34,35,36,37,38,39,40 42,43,44,45,46,47,48,49,50,51,...82
Powered by FlippingBook