TCTC ky 1 thang 11-2016 - page 58

60
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
tạo, bồi dưỡng của học viên nhằm đánh giá được
năng lực của học viên sau khi học đáp ứng được
yêu cầu của khung năng lực; Phương thức đánh giá
có thể do giảng viên đánh giá hoặc chấm điểm bằng
máy hoặc do cán bộ lãnh đạo quản lý ở các cơ quan
thực tế đánh giá; Yêu cầu đánh giá phải thực chất và
hiệu quả, tránh hình thức.
Đổi mới công tác đánh giá chất lượng và hiệu
quả đào tạo, bồi dưỡng đối với từng loại hình, từng
khóa đào tạo, bồi dưỡng thông qua điều tra, phỏng
vấn học viên và cơ quan quản lý sử dụng học viên
theo Bộ chỉ số đánh giá do Bộ Nội vụ quy định, tiến
tới xây dựng và áp dụng Bộ chỉ số đánh giá chất
lượng đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Đổi mới công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng
Hoàn thiện các văn bản pháp lý về đào tạo, bồi
dưỡng nhằm tạo cơ chế và môi trường thuận lợi
để thu hút, khuyến khích và tạo điều kiện cho tất
cả các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong ngành Tài
chính có đủ năng lực đều được tham gia tổ chức
bồi dưỡng các chương trình được Bộ Tài chính
phê duyệt; Xác định trách nhiệm của thủ trưởng,
người đứng đầu đơn vị sử dụng cán bộ, công
chức, viên chức trong việc xác định nhu cầu đào
tạo và cử cán bộ tham gia đào tạo bồi dưỡng, đảm
bảo hiệu quả trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ theo
vị trí việc làm.
Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ công chức, chuyển dần từ cơ chế
giao kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng sang đấu thầu, đặt
hàng, ký kết hợp đồng giữa cơ quan chủ trì và cơ sở
đào tạo, bồi dưỡng. Trước mắt, cơ quan quản lý lựa
chọn một số nội dung, loại hình đào tạo, bồi dưỡng
cần thiết để hợp đồng đặt hàng (chương trình đào
tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm và tiêu chuẩn
chuyên ngành) và tiến hành đấu thầu các chương
trình đào tạo, bồi dưỡng mà nội dung chương trình
có tính chất phổ cập và đại trà (các loại ngạch công
chức, kể cả công chức chuyên ngành, kỹ năng lãnh
đạo quản lý).
Cụ thể hóa tiêu chí trường, cơ sở đào tạo, bồi
dưỡng, tổ chức đánh giá và kiểm định chất lượng
đào tạo, bồi dưỡng, tiến tới xếp hạng quốc gia các
trường đào tạo, bồi dưỡng; Nghiên cứu ban hành
Điều lệ Trường đào tạo, bồi dưỡng; Tổ chức đánh
giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng theo Bộ chỉ số
theo thông lệ quốc tế.
Tổ chức kiểm định chất lượng đào tạo, bồi
dưỡng trên cơ sở ban hành hệ thống thể chế đối
với công tác khảo thí và kiểm định chất lượng
đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng (tiêu chí, tổ
chức bộ máy); Tổ chức xếp hạng các trường đào
tạo, bồi dưỡng để khuyến khích các trường nâng
cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng để dành và
giữ xếp hạng trường trong những khoảng thời
gian nhất định.
Tăng cường kiểm tra, giám sát của cơ quan có
thẩm quyền đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Việc kiểm tra giám sát
phải được tiến hành thường xuyên, liên tục để có
các biện pháp điều chỉnh, xử lý và đôn đốc các cơ sở
đào tạo, bồi dưỡng thực hiện tốt quy trình đào tạo,
bồi dưỡng và quan tâm nâng cao chất lượng đào
tạo, bồi dưỡng.
Quy hoạchmạng lưới cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và quy
hoạch sử dụng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, bồi dưỡng
Quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo, bồi
dưỡng theo hướng tránh chồng chéo, đảm bảo phát
huy năng lực hoạt động, nâng cao chất lượng đào
tạo, bồi dưỡng một cách thực chất, đồng thời gắn
với đầu mối quản lý cơ sở vật chất phục vụ đào tạo,
bồi dưỡng thống nhất.
Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức là đòi hỏi khách quan, nhằm nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Tuy nhiên,
muốn hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đem lại hiệu
quả thiết thực, đòi hỏi sự nỗ lực nâng cao hiệu quả
phối hợp hoạt động của cả hệ thống chính trị, từ
cơ quan quản lý cấp trên đến các cơ sở đào tạo, bồi
dưỡng, từ đội ngũ giảng viên đến cán bộ quản lý
và đội ngũ cán bộ, công chức. Đó là điều kiện quan
trọng tạo tiền đề căn bản để nâng cao chất lượng và
hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng, qua đó nâng cao năng
lực và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, góp
phần quan trọng trong việc hiện đại hóa ngành Tài
chính đến năm 2020.
Tài liệu tham khảo:
1. Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Tài chính;
2. Bộ Tài chính, Quyết định 1648/QĐ-BTC ngày 02/7/2012 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính ban hành Quy chế Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành
Tài chính, năm 2012.
3. Một số website: mof.gov.vn, moeat.gov.vn, moha.gov.vn.
Quy mô đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên
chức ngành Tài chính giai đoạn 2011-2015
tăng khá nhanh đạt tổng số 513.366 lượt
người tham gia đào tạo, bồi dưỡng, vượt mức
22,75% so với kế hoạch 5 năm 2011-2015;
đồng thời, tăng 17,72% so với quy mô thực
hiện trong giai đoạn (2006-2010).
1...,48,49,50,51,52,53,54,55,56,57 59,60,61,62,63,64,65,66,67,68,...82
Powered by FlippingBook