TCTC ky 1 thang 11-2016 - page 59

61
KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Kinh tế Mỹ tăng trưởng vững chắc,
đi đúng hướng
Thông tin mới nhất về thị trường việc làm Mỹ
công bố mới đây cho thấy, nền kinh tế số 1 thế giới
duy trì tốc độ tăng trưởng vững chắc khi tỷ lệ thấp
nghiệp đã giảm xuống còn 4,9%; mức tiền lương
cùng với thu nhập khả dụng của dân cư cũng tăng
liên tục trong năm 2016. Tốc độ tăng trưởng GDP
theo quý tăng nhanh (từ 0,8% trong quý I lên 1,4%
trong quý II và 2,9% trong quý III/2016). Chỉ số giá
nhà ở Case&Shiller tăng chắc chắn và liên tục từ
mức 182,37 điểm (tháng 01/2016) lên mức 192,66
điểm (tháng 08/2016).
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) (chỉ số trên
mức 50 điểm cho thấy khu vực chế tạo đang trong
trạng thái phát triển, mở rộng; ngược lại, dưới 50
điểm cho thấy trạng thái thu hẹp). Ở Mỹ, chỉ số PMI
tăng liên tục từ mức 51,5 điểm trong tháng 8 lên
mức 53,5 điểm trong tháng 10/2016.
Các chỉ số trên cho thấy, nền kinh tế Mỹ đang
tăng trưởng theo xu hướng ổn định, vững chắc. Tuy
nhiên, chỉ số lạm phát ở nước này chưa đạt như kỳ
vọng mục tiêu của FED là 2% (mức lạm phát của Mỹ
có dấu hiệu tăng liên tục từ mức 0,8% trong tháng
7, tăng lên 1,1% trong tháng 8 và 1,5% trong tháng
9/2016). Nếu nhìn vào tỷ lệ tăng việc làm và tiền
lương như phân tích ở trên, thì khả năng chỉ số lạm
phát trong các tháng cuối năm ở Mỹ vẫn có thể tăng
tiếp. Như vậy, nhìn từ góc độ sự ổn định và tăng
trưởng của nền kinh tế Mỹ thì FED hoàn toàn có cơ
sở để tăng lãi suất.
Hiệu ứng Brexit đã qua
Trước những đồn đoán của giới chuyên gia về
việc tăng lãi suất của FED hồi tháng 6/2016, FED đã
phát đi tín hiệu giữ nguyên lãi suất. Nguyên nhân
dẫn tới động thái này của FED là do sự xuất hiện
biến cố Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) đã
tác động đến thị trường tài chính toàn cầu và kinh
tế Mỹ. Tuy nhiên, sau một thời gian trưng cầu dân
ý về Brexit, các chuyên gia cho rằng, Brexit chưa có
tác động tiêu cực đến nền kinh tế thế giới.
Các chuyên gia cũng nhận định, hiệu ứng Brexit
có thể khiến Anh hoàn toàn bị tách biệt về mặt thị
trường và đầu tư với Liên minh châu Âu (EU). Điều
này sẽ tác động tiêu cực tới nền kinh tế Anh và EU.
Nếu kết quả đàm phán theo chiều hướng tích cực,
không cần thiết phải có những tổ chức, xắp xếp lại
lớn thì tăng trưởng kinh tế EU, Anh và toàn cầu ít
bị tác động tiêu cực hơn. Nói cách khác, hiện tại, tác
động từ Brexit chưa phải là mối quan tâm đối với
quyết định của FED.
Ảnh hưởng từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ
Ngày 2/11, FED đã thông báo giữ nguyên lãi suất
ở mức 0,25%, với nhận định kinh tế Mỹ đã có đà
cùng tỷ lệ tăng trưởng việc làm duy trì vững chắc,
cũng như triển vọng lạc quan về khả năng lệ lạm
phát sẽ đạt mục tiêu tăng 2% trong năm nay. FED
cho biết đang chờ thêm những bằng chứng nữa
về tiến triển tiếp diễn hướng đến các mục tiêu của
mình. Bên cạnh đó, cơ quan này cũng muốn chờ đợi
quyết định chờ kết quả rõ ràng từ cuộc bầu cử Tổng
thống Mỹ trước khi phát tín hiệu tăng lãi suất, tránh
gây bất ổn cho thị trường và kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, việc FED tăng lãi suất vào tháng
12/2016 được các chuyên gia phân tích nhận định
là rất chắc chắn bất chấp kết quả của cuộc bầu cử
YẾUTỐNÀO“CHÂMNGÒI”
CHOVIỆC TĂNG LÃI SUẤT CỦA FED?
BÙI NGỌC SƠN
- Viện Kinh tế và Chính trị thế giới
Cuộc vận động tranh cử bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 diễn ra với những kịch tính cao độ phần
nào đã khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tạmhoãn hành động tăng lãi suất. Tuy nhiên, việc FED
tăng lãi suất vào tháng 12/2016 là điều khó tránh khỏi. Nếu FED phát đi tín hiệu tăng lãi suất, sẽ có
tác động nhất định đến thị trường tài chính thế giới, trong đó đồng VND của Việt Nam cũng chịu ảnh
hưởng do VND neo khá chặt vào đồng USD.
Từ khóa: Kinh tế Mỹ, FED, thị trường tài chính, tăng trưởng, lãi suất
1...,49,50,51,52,53,54,55,56,57,58 60,61,62,63,64,65,66,67,68,69,...82
Powered by FlippingBook