TCTC ky 1 thang 11-2016 - page 6

8
TRIỂN KHAI LUẬT KẾ TOÁN NĂM 2015 TRONG CHIẾN LƯỢC KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
bản chất; ứng dụng công nghệ trong kế toán và
dịch vụ kế toán... đến các hành động cụ thể để
triển khai áp dụng còn một khoảng cách khá xa.
- Các điều kiện đảm bảo để thực hiện các quy
định mới trong Luật như vấn đề giá trị hợp lý,
vấn đề kiểm toán nội bộ... còn chưa đầy đủ. Đặc
biệt, thị trường định giá tài sản, kiểm toán và
dịch vụ kế toán mới đang ở giai đoạn hình thành
và phát triển bước đầu. Đây là một rào cản kỹ
thuật lớn vì việc áp dụng các quy định mới trong
Luật đòi hỏi sự đồng bộ và phát triển của các
dịch vụ hỗ trợ, đặc biệt là dịch vụ định giá tài
sản và kiểm toán.
- Việc vận dụng các quy định mới của Luật Kế
toán góp phần quan trọng nâng cao chất lượng
thông tin kế toán, tăng cường tính minh bạch
và tăng cường quản trị DN. Tuy nhiên, để triển
khai, đòi hỏi các DN phải chi thêm các chi phí
cho công tác kế toán, kiểm toán và công tác quản
trị DN. Luật Kế toán có hiệu lực và được triển
khai trong giai đoạn nền kinh tế nói chung và
cộng đồng DN nói riêng đang gặp không ít khó
khăn, việc phát sinh thêm các chi phí cho công
tác kế toán, công tác quản lý rõ ràng là một rào
cản hiện thực.
Một số khuyến nghị triển khai Luật
Với những thuận lợi, khó khăn và phân tích
bối cảnh mà Luật Kế toán năm 2015 được triển
khai, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị sau:
- Các cơ quan Nhà nước cần nhanh chóng
ban hành các văn bản dưới luật để hướng dẫn
thi hành các quy định, đặc biệt là các quy định
mới của Luật như: Quy định về giá trị hợp lý;
quy định về kiểm toán nội bộ; quy định về kế
toán nhà nước và báo cáo tài chính nhà nước;
quy định về xử lý hành chính trong lĩnh vực kế
toán... Việc ban hành đồng bộ các quy định cụ
thể sẽ là cơ sở quan trọng để triển khai các quy
định của Luật trong thực tiễn công tác kế toán ở
các đơn vị.
- Trên cơ sở các quy định mới đã tháo gỡ được
các “nút thắt” trong khung pháp lý về kế toán,
Bộ Tài chính cần sớm sửa đổi, ban hành thêm các
chuẩn mực kế toán áp dụng trong lĩnh vực kinh
doanh; ban hành các chuẩn mực kế toán công để
cụ thể hóa chủ trương cải cách hệ thống kế toán
Việt Nam theo thông lệ kế toán quốc tế. Đồng
thời, sớm có lộ trình cụ thể trong việc áp dụng
các chuẩn mực kế toán/chuẩn mực quốc tế về báo
cáo tài chính ở Việt Nam;
- Về phía các DN, cần sớm chuẩn bị các điều
kiện để triển khai luật trong đó cần quan tâm đến
chuẩn bị nguồn nhân lực chuyên môn về kế toán,
kiểm toán nội bộ; có phương án sử dụng các dịch
vụ liên quan như dịch vụ định giá tài sản, dịch
vụ kiểm toán... quan tâm đầu tư ứng dụng công
nghệ thông tin trong công tác kế toán nói chung
và quản trị DN nói riêng;
- Về phía các hiệp hội nghề nghiệp, các cơ sở
đào tạo cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về
những điểm mới trong Luật Kế toán năm 2015
tới cộng đồng người làm kế toán, các nhà đầu tư
hiện tại và tiềm năng; cần có lộ trình sớm đưa
vào chương trình đào tạo kế toán các nội dung
mới, các quy định của hệ thống chuẩn mực kế
toán/chuẩn mực quốc tế về báo cáo tài chính;
Có thể nói, Luật Kế toán năm 2015 được coi
như một bước ngoặt quan trọng để cải cách căn
bản hệ thống kế toán Việt Nam, phù hợp với các
nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường và
tiệm cận với các thông lệ kế toán trên thế giới.
Việc triển khai Luật Kế toán vào thực tiễn đời
sống kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay
có nhiều khía cạnh thuận lợi song hành cùng
những khó khăn, thách thức không nhỏ. Để
triển khai thành công Luật, trong thời gian tới,
đòi hỏi cần có sự phối hợp tích cực từ phía các
cơ quan Nhà nước, cộng đồng DN, người làm
kế toán và các hiệp hội nghề nghiệp, các cơ sở
đào tạo. Với những tác động tích cực của Luật,
nghề nghiệp kế toán Việt Nam sẽ được nâng lên
tầm cao mới, có khả năng chủ động hội nhập
với cộng đồng kế toán các nước trong khu vực
và trên thế giới.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Tài chính (2005), Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam,
NXB Tài chính;
2. Học viện Tài chính (2014), Nguyên lý kế toán, NXB Tài chính;
3. Ngô Thế Chi, Phạm Văn Đăng (2012,2013), Kế toán Việt Nam –
Quá trình hình thành và phát triển, NXB Tài chính;
4. Quốc hội khóa 13, Luật Kế toán Việt Nam năm 2015;
5. Các kỷ yếu hội thảo khoa học góp ý xây dựng Luật Kế toán của Học
viện Tài chính; Ủy ban Tài chính và Ngân sách Quốc hội năm 2015.
Luật Kế toán năm 2015 tạo hành lang pháp lý
để tăng cường quản lý, giám sát của Nhà nước,
giám sát của các nhà đầu tư, công chúng đối
với thông tin tài chính của các đơn vị kế toán,
góp phần nâng cao chất lượng công tác kế
toán, tăng cường tính minh bạch của thông tin
trong xã hội.
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,...82
Powered by FlippingBook