TCTC ky 1 thang 11-2016 - page 61

TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2016
63
T
heo thống kê của Ngân hàng Thế giới (2016),
ở các quốc gia đang phát triển, kiều hối đang
trở thành nguồn tài trợ bên ngoài quan trọng
thứ hai, vượt trội so với hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) và chỉ xếp sau đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI). Đặc biệt, tại các quốc gia thu nhập thấp và có
nhập cư ròng, kiều hối quốc tế chính là nguồn tài trợ
quan trọng nhất, hỗ trợ đắc lực Chính phủ trong việc
giải quyết các vấn đề “mục tiêu thiên niên kỷ” như
xoá đói giảm nghèo, phổ cập giáo dục, thúc đẩy bình
đẳng giới... (Catrinescu et al., 2009).
Tuy nhiên, đã có một số nghiên cứu chỉ ra rằng,
kiều hối có thể gây ra tác động bất lợi tới tăng trưởng
trong trung và dài hạn. Kiều hối góp phần đẩy nhanh
lạm phát, ảnh hưởng tới các khu vực giao dịch do tỷ
giá thực gia tăng, đồng thời làm giảm tỷ lệ tham gia
thị trường lao động do khi nhận được kiều hối, người
lao động có xu hướng lựa chọn cuộc sống an nhàn
thay vì phải làm việc. Hơn nữa, những ảnh hưởng
thiếu tích cực của kiều hối đối với tăng trưởng và
nghèo đói cũng phần nào làm trì trệ quá trình thực
thi các chính sách ổn định vĩ mô hay tiến hành những
cải tổ mang tính cấu trúc.
Từ những phân tích ở trên, bài viết đề xuất cơ chế
tác động phi tuyến hình chữ U của kiều hối đối với
tăng trưởng kinh tế. Số liệu sử dụng kiểm định là của
30 quốc gia đang phát triển ở khu vực châu Á - Thái
Bình Dương trong thời gian 20 năm (1996 - 2015).
Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu
Mẫu nghiên cứu và dữ liệu: Nghiên cứu sử dụng
bộ dữ liệu mảng với cấu trúc cân xứng cho 30 quốc
XUTHẾTƯƠNGTÁCKIỀUHỐI - TĂNGTRƯỞNG -
PHÁTTRIỂNTÀI CHÍNHỞMỘT SỐNƯỚCĐANGPHÁTTRIỂN
ThS. NGUYỄN THỊ QUỲNH LOAN -
Đại học Kinh tế Quốc dân
ThS. PHẠM ĐỨC ANH -
Học viện Ngân hàng
Bài viết phân tích tác động của kiều hối tới tăng trưởng kinh tế cũng như cơ chế tương tác giữa
kiều hối và phát triển tài chính trong việc thúc đẩy tăng trưởng dựa trên lý thuyết gốc hàm sản
xuất Cobb-Douglas. Sử dụng bộ dữ liệu mảng và kỹ thuật hồi quy Arellano-Bond GMM cho 30 nền
kinh tế đang phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương giai đoạn 1996 - 2015, nghiên cứu thu được
hai kết luận: (i) Tồn tại mối quan hệ phi tuyến tính “định dạng chữ U” giữa tăng trưởng và kiều
hối; (ii) Mối tương tác giữa kiều hối và phát triển tài chính trong việc thúc đẩy tăng trưởng được
điều chỉnh bởi một nguyên lý kép mang tên “cộng hưởng phi tuyến”.
Từ khoá: Tăng trưởng, kiều hối, châu Á - Thái Bình Dương, Arellano-Bond GMM
HÌNH 1: TƯƠNG QUAN KIỀU HỐI - TĂNG TRƯỞNG - PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH TẠI CÁC NƯỚC KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG
GDP bình quân/ngư i (USD)
KIỀU HỐI NHẬN VỀ (TRỤC TRÁI);
GDP BÌNH QUÂN/NGƯỜI (TRỤC PHẢI)
KIỀU HỐI NHẬN VỀ (TRỤC TRÁI);
TÍN DỤNG TƯ NHÂN (TRỤC PHẢI)
Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu WDI (2016)
1...,51,52,53,54,55,56,57,58,59,60 62,63,64,65,66,67,68,69,70,71,...82
Powered by FlippingBook