TCTC ky 1 thang 11-2016 - page 66

68
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
Sự ổn định, an toàn hệ thống ngân hàng
được giữ vững và cải thiện
Cơ cấu lại ngân hàng ở Việt Nam không chỉ là
hành động đơn lẻ của một lĩnh vực, mà là một phần
trong tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế, có mối quan
hệ hữu cơ chặt chẽ với tái cơ cấu doanh nghiệp nhà
nước (DNNN) và tái cơ cấu đầu tư công. Giai đoạn
cuối năm 2011, trước những khó khăn của nền kinh
tế, những yếu kém, rủi ro tích lũy nhiều năm trước
của hệ thống ngân hàng đã bộc lộ. Không ít tổ chức
tín dụng (TCTD) đã gặp khó khăn về thanh khoản,
nợ xấu cao, có nguy cơ đổ vỡ, đe dọa sự an toàn của
hệ thống các TCTD. Yêu cầu đặt ra là phải tái cơ cấu
nhằm khắc phục những yếu kém nội tại của ngành
Ngân hàng, lành mạnh hóa tình trạng tài chính và
củng cố năng lực hoạt động của và toàn hệ thống.
Thực hiện Kết luận số 10-KL/TW ngày 18/10/2011
của Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa XI, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã
xây dựng, trình Bộ Chính trị, Chính phủ chấp thuận
và Thủ tướng đã ký Quyết định 254/QĐ-TTg ngày
1/3/2012 ban hành Đề án Cơ cấu lại hệ thống các
TCTD giai đoạn 2011-2015 (Đề án 254) và Quyết
định 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 ban hành Đề án
Xử lý nợ xấu (Đề án 843). Đến nay, quá trình cơ cấu
lại hệ thống các TCTD được thực hiện theo đúng Đề
án đã được phê duyệt. Sự ổn định, an toàn hệ thống
các TCTD được giữ vững và cải thiện; Hệ thống
ngân hàng thương mại (NHTM) đã ngày càng cải
thiện được tính thanh khoản, đẩy lùi nguy cơ đổ
vỡ. Bên cạnh đó, phải kể đến sự cải thiện đáng kể
của hệ thống pháp lý, tạo “đường ray” thúc đẩy quá
trình tái cơ cấu đi nhanh và đúng hướng, đồng thời,
mở rộng “cửa” hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Tính đến cuối tháng 12/2015, hệ thống các TCTD
đạt tỷ lệ an toàn vốn 13% (mức tối thiểu theo quy
định là 9%) và đáp ứng đầy đủ các tỷ lệ về khả năng
chi trả và tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung,
dài hạn theo quy định của pháp luật. Thanh khoản
được đảm bảo và cải thiện, nợ xấu của hệ thống được
xử lý quyết liệt, nguồn vốn huy động tiếp tục tăng
khá. Đây là điều kiện quan trọng giúp hệ thống ngân
hàng mở rộng tín dụng cho nền kinh tế đi đôi với
giảm mặt bằng lãi suất để hỗ trợ tháo gỡ khó khăn
cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
Tính đến hết tháng 4/2016 đã có 9 TCTD được sáp
nhập, hợp nhất vào TCTD khác, 4 TCTD được mua
lại, không bao gồm 3 ngân hàng được mua lại với
giá 0 VND nhằm tăng quy mô, năng lực cạnh tranh
và cơ cấu lại hoạt động của các TCTD. Diễn biến
này đã khẳng định việc khuyến khích sáp nhập, hợp
nhất trên cơ sở tự nguyện là chủ trương đúng đắn,
phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam để cơ cấu
lại các TCTD và giảm số lượng TCTD, đặc biệt là
TCTD nhỏ, yếu kém. Đồng thời, cũng phản ánh sự
thay đổi tích cực về tư duy, nhận thức của chủ sở
hữu các TCTD từ chỗ e ngại sang chủ động, tích cực
hơn trong việc cơ cấu lại, đổi mới như là một tất yếu
khách quan để định hướng chiến lược cho sự tồn tại,
phát triển lâu dài, an toàn, hiệu quả, bền vững.
NHNN đã kiểm soát được các TCTD yếu kém
theo phương án cơ cấu lại được phê duyệt. Môi
trường kinh doanh ngân hàng đã được lành mạnh
hoá. Kỷ cương, kỷ luật trên thị trường tiền tệ, thị
trường vàng và lĩnh vực ngân hàng được chấn chỉnh
và nâng cao, góp phần ổn định, bảo đảm an ninh tài
chính - tiền tệ.
TÁI CƠ CẤU HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA
TS. VƯƠNG PHƯƠNG HOA -
Cao đẳng Lương thực - thực phẩm
Tái cơ cấu ngân hàng là một trong ba nhiệm vụ trọng tâm của tái cơ cấu kinh tế - một chủ trương
lớn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Đến nay, quá trình cơ cấu lại hệ thống ngân hàng đã đạt
nhiều kết quả tích cực. Sự ổn định, an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng được giữ vững và cải
thiện; Nguy cơ đổ vỡ hệ thống ngân hàng thương mại được đẩy lùi; Sở hữu chéo trong hệ thống
ngân hàng thương mại giảm, giúp các ngân hàng tăng sức cạnh tranh... Tuy nhiên, còn nhiều vấn
đề tồn tại trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, đòi hỏi sự nỗ lực và chung tay của toàn
hệ thống chính trị với một lộ trình mạnh mẽ và kiên quyết hơn.
Từ khóa: Tái cơ cấu, hệ thống ngân hàng, nền kinh tế
1...,56,57,58,59,60,61,62,63,64,65 67,68,69,70,71,72,73,74,75,76,...82
Powered by FlippingBook