TCTC ky 1 thang 11-2016 - page 67

TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2016
69
Một kết quả quan trọng đạt được là năng lực
tài chính của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài được cải thiện đáng kể. Đến tháng 12/2015,
vốn điều lệ liên tục tăng lên và đạt trên 460.000 tỷ
đồng, tăng khoảng 30%; vốn chủ sở hữu đạt trên
550.000 tỷ đồng, tăng khoảng 20% so với năm 2011.
Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục duy trì sở hữu
vốn và tham gia tái cơ cấu các NHTM (hiện có 16
NHTM cổ phần có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu
cổ phần, trong đó có 8 ngân hàng có cổ đông chiến
lược nước ngoài).
Với việc áp dụng đầy đủ chuẩn mực mới về phân
loại nợ, từ quý I/2015 không còn tồn tại 2 số liệu nợ
xấu (số liệu theo báo cáo của TCTD và số liệu theo
kết quả giám sát của NHNN), nợ xấu của các TCTD
đã được minh bạch hơn. Sở hữu chéo, đầu tư chéo
trong hệ thống các TCTD đã được xử lý một bước
quan trọng trong giai đoạn 2011-2015. Sở hữu của
các NHTM cổ phần đã minh bạch và đại chúng hơn;
tình trạng cổ đông/nhóm cổ đông lớn thao túng, chi
phối ngân hàng được xử lý và kiểm soát về cơ bản.
Một số vấn đề về tái cơ cấu
hệ thống ngân hàng giai đoạn 2016-2020
Nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói
riêng luôn vận động và phát triển không ngừng, do
đó, tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của hệ thống TCTD
là một quá trình thường xuyên, liên tục. Theo các
chuyên gia, để tăng hiệu quả của việc tái cơ cấu, các
TCTD cần tiếp tục đổi mới quản trị doanh nghiệp
và nâng cao nghiệp vụ kiểm soát rủi ro theo thông
lệ quốc tế, đồng thời cải thiện chất lượng dịch vụ,
sản phẩm và năng lực cạnh tranh... Để thực hiện
thành công các mục tiêu quan trọng của tái cơ cấu
hệ thống ngân hàng giai đoạn 2016-2020, trong thời
gian tới, quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng cần
tập trung triển khai thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Một là,
bổ sung và xây dựng khuôn khổ pháp luật
về cơ cấu lại các TCTD, xử lý các TCTD yếu kém và
xử lý nợ xấu, trong đó đề cao thẩm quyền can thiệp
của Nhà nước và trách nhiệm của các TCTD trong
việc xử lý các yếu kém, tồn tại và các vi phạm, rủi ro
của TCTD; Sửa đổi đồng loạt các luật và quy định
liên quan để thúc đẩy xử lý nợ xấu, chỉ đạo Công
ty Quản lý tài sản (VAMC) mua nợ xấu theo giá thị
trường của các ngân hàng, xóa hoàn toàn nợ xấu
khỏi bảng cân đối kế toán của ngân hàng, đặc biệt
là các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt; Giải quyết
nhanh và thực chất vấn đề nợ xấu của các TCTD,
góp phần đưa lãi suất cho vay về mức 5%/năm.
Hai là,
thực hiện điều tiết thị thường tiền tệ, kiểm
soát lạm phát một cách chủ động trên cơ sở sử dụng
các công cụ tiền tệ gián tiếp, lấy lãi suất làm công cụ
chủ đạo trong điều hành; Thực hiện đổi mới và phát
triển hệ thống quản trị ngân hàng phù hợp với các
nguyên tắc, chuẩn mực quản trị ngân hàng hiện đại,
trong đó chú trọng nâng cao hiệu của các hệ thống
quản trị rủi ro, hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ.
Ba là,
xử lý căn bản tình trạng đô la hóa vào năm
2020; hạn chế và tiến tới chấm dứt cho vay bằng
ngoại tệ đến năm 2020; tự do hóa giao dịch vốn ở
mức cao, tăng mức đầu tư gián tiếp đổi với các nhà
đầu tư nước ngoài hơn mức hiện tại; thực hiện chính
sách tỷ giá linh hoạt với biên độ giao động rộng hơn.
Bốn là,
tiếp tục triển khai cổ phần hóa các
NHTM cổ phần nhà nước và giảm tỷ lệ sở hữu
vốn Nhà nước tại một số NHTM cổ phần về mức
trên 65%; triển khai giám sát đồng bộ và thống
nhất toàn bộ khối ngân hàng; Thực hiện thanh tra
giám sát trên cơ sở rủi ro là chủ yếu; áp dụng biện
pháp phá sản đối với các TCTD yếu kém mà việc
phá sản không ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định
của hệ thống TCTX.
Năm là,
thúc đẩy mạnh mẽ việc mở rộng các dịch
vụ ngân hàng cho các các thành phần trong nền
kinh tế và mở rộng các dịch vụ ngân hàng ra ngoài
khu vực truyền thống, tăng cường cạnh tranh quốc
tế và mở rộng mạng lưới ra ngoài phạm vi quốc gia;
Xây dựng cơ chế bảo vệ người tiêu dùng trong quan
hệ giữa khách hàng với ngân hàng trong khuôn khổ
pháp luật.
Sáu là,
điều chỉnh mạnh mẽ cấu trúc hệ thống các
TCTD theo hướng giảm dần số lượng, tăng quy mô
về vốn tương ứng với năng lực quản trị điều hành
và phạm vi hoạt động, đáp ứng đầy đủ các quy định
về an toàn hoạt động do NHNN quy định.
Tài liệu tham khảo:
1. Chính phủ (2012), Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015
ban hành kèm theo Quyết định 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015;
2. Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ phải tái cơ cấu,
.
vn/150391/Ngan-hang-Nha-nuoc-cung-se-phai-tai-co-cau.html;
3. Tái cơ cấu ngân hàng: Khởi động giai đoạn 2,
tai-co-cau-ngan-hang-khoi-dong-giai-doan-2/.
Sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống các
tổ chức tín dụng đến nay được xử lý được một
bước quan trọng. Sở hữu của các ngân hàng
thương mại cổ phần minh bạch và đại chúng
hơn; tình trạng cổ đông/nhóm cổ đông lớn
thao túng, chi phối ngân hàng được kiểm soát
về cơ bản...
1...,57,58,59,60,61,62,63,64,65,66 68,69,70,71,72,73,74,75,76,77,...82
Powered by FlippingBook